Thảo luận Thành viên:Tho lamhoc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Vương Ngân Hà trong đề tài Chào bạn

Chào bạn[sửa mã nguồn]

Xin chào Tho lamhoc, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Sau đây là một số liên kết có ích cho bạn:


Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Tho lamhoc. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn bạn.--duongdttt 11:27, ngày 23 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chào bạn, rất vui vì có thêm người viết bài cho Wiki. Tuy nhiên, trong Wiki thì thực vật hạt kín (thực vật có hoa) nói chung được phân loại theo APG II (hệ thống phân loại mới nhất của Angiosperm Phylogeny Group) có độ chính xác cao hơn mà không theo các hệ thống cũ, chẳng hạn như hệ thống Cronquist. Hiện nay trong các giáo trình về thực vật của Việt Nam vẫn dựa vào hệ thống Cronquist là chủ yếu, nhưng hệ thống này nhiều khi không chính xác.Vương Ngân Hà 13:00, ngày 23 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham khảo Wikipedia:Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài trước khi viết bài mới.--An Apple of Newton thảo luận 08:33, 12 tháng 8 2006 (UTC)

...và đừng xóa thảo luận. Mekong Bluesman 04:32, 20 tháng 8 2006 (UTC)

Chào bạn, rất vui vì có thêm người cùng quan tâm đến các loài thực vật. Bạn có thêm vào những gì bạn biết về nó vào bài viết, vì lý do rất đơn giản là tất cả các bài viết trên Wiki đều không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào. Về phân loại khoa học cho thực vật, Wiki theo APG (hiện tại là APG II) do nó hoàn chỉnh và toàn diện hơn các hệ thống phân loại khác. Bạn có thể thêm thể loại cho nó là thuộc cây lâm nghiệp. Vương Ngân Hà 06:23, 20 tháng 8 2006 (UTC)

Quần lạc sinh địa rừng[sửa mã nguồn]

Xin bạn tham gia thảo luận và chứng minh sự tồn tại của thuật ngữ này tại Thảo luận:Quần lạc sinh địa rừng. Thân, Vietbio 21:13, 20 tháng 8 2006 (UTC)

Phân loại thực vật[sửa mã nguồn]

Vấn đề bạn quan tâm có liên quan đến vị trí của nhóm Dây gắm trong cây phát sinh loài và tôi giới thiệu cho bạn một bài viết khá thú vị đăng trên American Journal of Botany với tiêu đề Phylogenetic signal in nucleotide data from seed plant có liên quan đến vấn đề phân loại thực vật có hạt. Ở đây ta chưa cần quan tâm nhiều lắm đến các kết quả mà nhóm tác giả công bố (theo tôi hiểu thì họ ủng hộ cho kiểu cây phân loại có tên gọi tại đó là "Gnepine"-kiểu thứ tư, nhưng cũng không loại trừ khả năng sắp xếp theo các kiểu kia) mà chỉ cần quan tâm đến 4 giả thuyết chính trong phân loại thực vật có hạt, hiện đang gây tranh cãi, đó là vị trí của Dây gắm (ký hiệu tại đó là GN) trong 4 kiểu cây phân loại được vẽ ra tại hình 1.

Theo kiểu "Anthophyte" thì hai nhóm Dây gắm và thực vật hạt kín (ký hiệu AN) xuất phát từ cùng một nhánh. Nếu gộp dây gắm và các loại thực vật hạt trần khác làm một thì nhóm này không đạt tiêu chuẩn là nhóm đơn ngành (xem en:monophyly) mà là nhóm cận ngành (xem en:paraphyly), do nó bỏ sót một số thành viên cùng một tổ tiên chung theo kiểu đó là nhóm AN. Phần lớn các dữ liệu hình thái học (morphology) nghiêng về giả thuyết này.

Kiểu "Gnetales-Sister" coi nhóm Dây gắm là nhánh chị em với các nhóm còn lại (trong đó có cả AN) và nếu coi thực vật hạt trần là các nhóm Dây gắm + Tuế + Thông + Bạch quả thì nó cũng không là một nhóm tốt và là đa ngành (xem en:polyphyly). Một loạt các kết quả phân tích của molecular phylogeny do một số nhóm đã tiến hành (mà bài báo này có liệt kê) ủng hộ cho giả thuyết này.

Chỉ có hai kiểu "Gnetifer" và "Gnepine" mới cho thấy thực vật hạt trần (các nhóm Dây gắm + Tuế + Thông + Bạch quả) có thể tạm coi là nhóm "tốt", trong đó chỉ có kiểu "Gnetifer" là phù hợp với phân loại mà bạn được học. Còn kiểu "Gnepine" thì cho thấy nhóm Dây gắm có chung tổ tiên với họ Thông (Pinaceae-ký hiệu PI), nếu bộ Thông (Pinales - gồm họ Pinaceae và các họ khác như Bách, Thanh tùng, Đỉnh tùng v.v-ký hiệu tại đó CO) mà không gộp cả nhóm Dây gắm vào trong bộ này thì nó lại là nhóm cận ngành và không đạt tiêu chuẩn là nhóm tốt.

Do vấn đề chưa ngã ngũ là giả thuyết nào đúng hơn cả, nên theo tôi hiểu thì Wiki tiếng Anh tránh sử dụng cụm từ thực vật hạt trần như là một ngành (do chưa chứng minh được nó là nhóm "tốt" hay nhóm "không tốt" và coi các nhóm Tuế, Thông, Bạch quả, Dây gắm như là các ngành riêng biệt (do tự bản thân chúng là các nhóm đơn ngành "tốt" như thực vật hạt kín). Về thực vật hạt kín (có hoa) thì tôi đã nói là theo APG II trong chừng mực có thể (do các thuật ngữ như rosid (nhánh Hoa hồng), eurosid (nhánh Hoa hồng thực thụ), asterid (nhánh Cúc), euasterid (nhánh Cúc thực thụ) v.v có thể nói là chưa phổ biến rộng như các thuật ngữ hai lá mầm, một lá mầm v.v.). Còn các nhóm còn lại thì chưa thấy Wiki tiếng Anh viết là theo hệ thống phân loại nào, nhưng như trên đã cho thấy, có lẽ họ đang cố gắng dung hòa giữa các luồng ý tưởng khác nhau và các thuật ngữ họ dùng có thể thấy trong rất nhiều tài liệu về phân loại thực vật của nhiều trường đại học, tổ chức khoa học (tra cứu các cụm từ như Gnetophyta, Ginkgophyta, Cycadophyta v.v sẽ cho khá nhiều kết quả). Do các bài về thực vật tại Wiki tiếng Việt phần lớn là dịch theo Wiki tiếng Anh (có bổ sung hoặc lược bỏ nhiều đoạn) nên tôi cho rằng theo ý tưởng của họ là khá phù hợp cho đến khi vấn đề về vị trí của nhóm Dây gắm được ngã ngũ. Vương Ngân Hà 01:12, 14 tháng 9 2006 (UTC)

Xếp thể loại & interwiki[sửa mã nguồn]

Xin bạn lưu ý là thể loại Thực vật trong bài Keo dậu là thừa vì hiển nhiên Thể loại:Họ Đậu là thể loại con của thể loại này... Ngoài ra, khi viết bài bạn cũng nên thêm vào liên kết với các bài tương tự trong các ngôn ngữ khác, ví dụ, lâm phần thì có tên tiếng Anh là gì? Nguyễn Thanh Quang 03:29, 16 tháng 9 2006 (UTC)

Mekong Bluesman[sửa mã nguồn]

Hầu hết các bài mà Mekong Bluesman sửa là về chính tả. Nếu bạn xem kỹ bạn sẽ thấy người nào khác viết nội dung, còn MB sửa lỗi chính tả. Nguyễn Hữu Dng 04:42, 16 tháng 9 2006 (UTC)

"Xin lỗi nêu như tôi hơi tò mò, sau khi đọc những bài viết về chính trị của bạn, nếu tôi không nhầm thì bạn tốt nghiệp loại ưu về chính trị tại 1 học viện nghiên cứu chính trị nào đó tại mỹ. Bạn phải là người rất xuất sắc thì mới viêtts được những bài như thế?". Tôi viết một bài về chính trị: Thủ tướng Canada. Tôi đã sống tại Mỹ (New York City) nhưng tôi không học tại đại học n`ao tại Hoa Kỳ. Mekong Bluesman 15:06, 16 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi không phải trong ban quản trị. Wikipedia không có "ban quản trị"; ban quản trị là chính các thành viên làm việc với nhau để đạt được đồng thuận sao cho càng nhiều lối nhìn, ý kiến khác nhau của một muc đề (dĩ nhiên là phải kiểm chưng được) được đưa vào trong bài viết để phục vụ độc giả. Quyền lựa chọn quan điểm nào là quyền của người đọc. Các ý kiến chủ quan của người viết sẽ dần dần bị xóa bỏ bởi cộng đồng. Tho lamhoc nên đọc thêm về cách làm việc tại Wikipedia và Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia. Mekong Bluesman 03:16, 17 tháng 9 2006 (UTC)

Xin đừng xóa[sửa mã nguồn]

Xin bạn lưu ý đừng xóa các thảo luận của những thành viên khác. Việc này dễ bị xem như là phá hoại. Nguyễn Hữu Dng 15:41, 21 tháng 9 2006 (UTC)

Thái độ trung lập[sửa mã nguồn]

Xin bạn đọc Wikipedia:Thái độ trung lập để tìm hiểu thêm về chính sách tại Wikipedia về những đề tài nhạy cảm. Khi bạn thấy một bài viết thiếu trung lập, bạn nên bổ sung cho trung lập hơn thay vì vận động xóa bỏ nó. Những đề tài chính trị thường có nhiều quan điểm khác nhau, và chúng ta nên đưa ra những quan điểm đó. Wikipedia tiếng Việt không phải là cơ quan của tổ chức nào cả cho nên không phải chỉ được phép nêu lên một quan điểm "chính thống" mà thôi. Nguyễn Hữu Dng 19:33, 21 tháng 9 2006 (UTC)