Venetia Burney

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Venetia Burney
SinhVenetia Katharine Douglas Burney
(1918-07-11)11 tháng 7 năm 1918
Mất30 tháng 4 năm 2009(2009-04-30) (90 tuổi)
Banstead, Surrey, Anh, UK
Nổi tiếng vìĐặt tên cho sao Diêm Vương
Phối ngẫu
Edward Maxwell Phair (cưới 1947–2006)
Con cáiPatrick Phair
Cha mẹCharles Fox Burney
Ethel Wordsworth Madan
Người thânFalconer Madan, ông ngoại

Venetia Phair, nhũ danh Burney (11 tháng 7 năm 191830 tháng 4 năm 2009) là người đầu tiên đề xuất tên sao Diêm Vương cho hành tinh (bây giờ được xếp là hành tinh lùn) do Clyde Tombaugh phát hiện năm 1930. Vào thời điểm đó, bà mới là một cô bé mới 11 tuổi và sống tại thành phố Oxford, Anh, Vương quốc Anh.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Venetia Katharine Douglas Burney là con gái của Charles Fox Burney, Giáo sư Oriel diễn dịch Thánh Kinh tại Oxford, và vợ của ông Ethel Wordsworth Burney (nhũ danh Madan). Venetia là cháu ngoại của Falconer Madan (1851–1935), từng có thời gian giữ vị trí Thủ thư[1] của Thư viện Bodleian tại Đại học Oxford.[2] Anh trai của Falconer Madan là Henry Madan (1838–1901), Thạc sĩ Khoa học của Eton, đã đề xuất tên PhobosDeimos cho các mặt trăng của sao Hỏa vào năm 1878[3].

Ngày 14 tháng 3 năm 1930, Falconer Madan đọc được câu chuyện phát hiện ra hành tinh mới trên The Times và kể cho cháu gái Venetia của ông nghe. Cô bé gợi ý tên Pluto – vị thần La Mã cai quản địa ngục, có khả năng tàng hình. Falconer Madan chuyển gợi ý này đến nhà thiên văn học Herbert Hall Turner. Turner có mối quan hệ với các đồng nghiệp Mỹ tại Đài thiên văn Lowell, nơi được quyền đặt tên cho hành tinh mới phát hiện. Tombaugh thích cái tên này vì nó bắt đầu với các chữ cái đầu của Percival Lowell, người đã dự đoán sự tồn tại của Hành tinh X, mà họ nghĩ là sao Diêm Vương vì nó tình cờ ở cùng vị trí trong vũ trụ. Ngày 1 tháng 5 năm 1930, tên Pluto được chính thức đặt cho thiên thể mới[4].

Burney học tại trường DowneBerkshireCao đẳng Newnham, Cambridge, nơi cô học toán học. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành một kế toán tổng hợp. Sau đó bà làm giáo viên kinh tế và toán học tại các trường nữ sinh ở phía tây nam London. Bà kết hôn với Edward Maxwell Phair từ năm 1947 cho đến khi ông qua đời vào năm 2006. Chồng bà, một người theo trường phái cổ điển sau này trở thành giáo viên phụ trách và người đứng đầu môn tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Epsom. Bà qua đời tại Banstead vào ngày 30 tháng 4 năm 2009, ở tuổi 90.[5]

Chỉ một vài tháng trước khi phân loại lại Sao Diêm Vương từ một hành tinh xuống một hành tinh lùn, với cuộc tranh luận đang diễn ra về vấn đề này, bà trả lời trong một cuộc phỏng vấn "Ở tuổi của tôi, tôi hầu như không còn quan tâm [đến các cuộc tranh luận], mặc dù tôi thích nó vẫn là một hành tinh hơn".[4]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu hành tinh 6235 Burney được đặt theo tên của bà[6]. Một thiết bị nghiên cứu bụi vũ trụ, gắn trên tàu vũ trụ New Horizons cũng được đặt tên là Venetia Burney Student Dust Counter hay ngắn gọn là Venetia[7].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tên gọi là Thủ thư nhưng thực chất là Giám đốc thư viện
  2. ^ “Venetia Phair”. Daily Telegraph. ngày 5 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2009. Venetia Phair, cô đã qua đời ở tuổi 90, có sự khác biệt cô là người phụ nữ duy nhất trên thế giới đã đặt tên một hành tinh; vào năm 1930, là một cô gái 11 tuổi, mẹ cô đề nghị tên Diêm Vương cho thiên thể bí ẩn vừa bị phát hiện, và đã trở thành (mặc dù chỉ là tạm thời) hành tinh thứ chín trong hệ thống năng lượng mặt trời của chúng tôi
  3. ^ The Observatory, Vol. 53, pp. 193–201 (1930)
  4. ^ a b P. Rincon (ngày 13 tháng 1 năm 2006). “The girl who named a planet”. Pluto: The Discovery of Planet X. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007.
  5. ^ Grimes, William (ngày 10 tháng 5 năm 2009). “Venetia Phair qua đời ở tuổi 90; như một cô gái, Cô đặt tên Phair, như cô đã thành cuộc hôn nhân, qua đời ngày 30 tháng 4 tại nhà của cô ở Banstead, tại hạt Surrey, Anh. Cô chết ở tuổi 90 và đã được xác nhận bởi con trai của cô, Patrick”. New York Times. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  6. ^ JPL Small-Body Database Browser
  7. ^ Pluto-Bound Science Instrument Renamed for Girl Who Named Ninth Planet Lưu trữ 2015-03-09 tại Wayback Machine, NASA News, ngày 30 tháng 6 năm 2006

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]