Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giải Booker”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 246: Dòng 246:
== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
*[http://www.themanbookerprize.com/ Trang web chính thức của giải thưởng]
*[http://www.themanbookerprize.com/ Trang web chính thức của giải thưởng]
*[http://www.literaryawards.info/en/booker_prize.html Awardees of Booker Prize per year]

*[http://www.turbobooksnob.com/ A primer on the Man Booker Prize and critical review of literature.]
*[http://www.awardannals.com/wiki/Honor_roll:Man_Booker_Prize_for_Fiction The most honoured Booker shortlisted books]
*[http://entertainment.timesonline.co.uk/tol/arts_and_entertainment/the_tls/article4991293.ece The Booker Prize: Matters of judgment"]: Hermione Lee on judging the Booker when Salman Rushdie won, from [http://www.the-tls.co.uk TLS], 22 October 2008.
[[Thể loại:Thành lập 1968]]
[[Thể loại:Thành lập 1968]]
[[Thể loại:Giải thưởng văn học Anh]]
[[Thể loại:Giải thưởng văn học Anh]]

Phiên bản lúc 11:52, ngày 26 tháng 4 năm 2009

Man Booker Prize
Tập tin:Manbookerprize.jpg
Trao choTiểu thuyết tiếng Anh dài hay nhất
Địa điểmCommonwealth of Nations hoặc Ireland
Được trao bởiMan Group
Lần đầu tiên1968
Trang chủhttp://www.themanbookerprize.com/

Giải Man Booker (tiếng Anh: Man Booker Prize), tên đầy đủ là Giải thưởng văn học Man Booker (Man Booker Prize for Fiction), đôi khi còn được gọi tắt là Giải Booker (Booker Prize) là một giải thưởng văn học được trao hàng năm cho một tiểu thuyết dài được coi là hay nhất được viết bằng tiếng Anh và có tác giả là công dân quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh hay công dân Cộng hòa Ireland.

Lịch sử

Giải thưởng có tên ban đầu là Giải Booker-McConnell (Booker-McConnell Prize), lấy theo tên Booker-McConnell - công ty tài trợ cho giải thưởng từ khi nó ra đời năm 1968. Từ năm 2002, cùng với việc quyền quản lý giải thưởng thuộc về Quỹ Giải Booker (Booker Prize Foundation), tên chính thức của giải thưởng cũng được chuyển thành Giải Man Booker, trong đó Man là tên của Man Group, công ty tài trợ mới của giải. Ban đầu giá trị giải thưởng mỗi năm là 21.000 bảng Anh, sau được tăng lên 50.000 bảng kể từ năm 2002.

Năm 1993, từ 25 tác phẩm giành giải Booker đầu tiên, ban giám khảo đã chọn tiểu thuyết Midnight's Children của nhà văn Salman Rushdie (giải Booker 1981) là tiểu thuyết hay nhất trong 25 năm của giải Booker, tác phẩm này được trao Giải Booker of Bookers (Booker of Bookers Prize). Năm 2008 một giải thưởng tương tự được trao cho tác phẩm hay nhất trong 40 năm của giải Booker, giải lần này có tên Booker hay nhất (The Best of the Booker)[1]Midnight's Children của Salman Rushdie một lần nữa lại là tác phẩm chiến thắng[2].

Từ năm 2005, Quỹ Giải Booker cũng thành lập Giải Man Booker quốc tế để mở rộng diện tác giả ra toàn thế giới.

Quá trình xét giải

Quá trình lựa chọn danh sách rút gọn (shortlist) và tác phẩm hay nhất cho Giải Booker được thực hiện bởi ban cố vấn gồm một nhà văn, hai nhà biên tập, một nhà quản lý văn học, một nhà kinh doanh sách, một nhà quản lý thư viện và một chủ tịch (do Quỹ Giải Booker lựa chọn). Ban cố vấn này sẽ chọn ra một ban giám khảo gồm 5 người bao gồm các nhà phê bình, nhà văn, học giả có tiếng, ban giám khảo sẽ chịu trách nhiệm chọn ra cuốn sách giành Giải Booker năm đó. Thành phần ban giám khảo Giải Booker thay đổi theo từng năm.

Trong 35 năm đầu tiên, chỉ có 5 năm là danh sách tác phẩm rút gọn có ít hơn 6 tiểu thuyết và 2 năm (1980, 1981) danh sách này có 7 tiểu thuyết. Tổng cộng đã có 201 tác phẩm của 134 tác giả từng lọt vào danh sách rút gọn trong 35 năm Giải Booker. Có 19 tác giả từng có 2 tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn, trong đó duy nhất có J. M. Coetzee từng chiến thắng trong cả hai lần. Các nhà văn có quốc tịch Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là những người giành nhiều Giải Booker nhất, 24 giải, tiếp đó là các nhà văn quốc tịch Úc (6 giải) và Cộng hòa Ireland (4 giải).

Tác phẩm giành giải Booker

Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm
1969 P. H. Newby  Anh Something to Answer For
1970 Bernice Rubens  Anh The Elected Member
1971 V. S. Naipaul  Trinidad và Tobago/ Anh In a Free State
1972 John Berger  Anh G.
1973 J. G. Farrell  Anh The Siege of Krishnapur
1974 Nadine Gordimer
Stanley Middleton
 Nam Phi
 Anh
The Conservationist
Holiday
1975 Ruth Prawer Jhabvala  Anh/ Đức Heat and Dust
1976 David Storey  Anh Saville
1977 Paul Scott  Anh Staying On
1978 Iris Murdoch  Ireland/ Anh The Sea, the Sea
1979 Penelope Fitzgerald  Anh Offshore
1980 William Golding  Anh Rites of Passage
1981 Salman Rushdie  Anh/ Ấn Độ Midnight's Children
1982 Thomas Keneally  Úc Schindler's Ark
1983 J. M. Coetzee  Nam Phi/ Úc Life & Times of Michael K
1984 Anita Brookner  Anh Hotel du Lac
1985 Keri Hulme  New Zealand the bone people
1986 Kingsley Amis  Anh The Old Devils
1987 Penelope Lively  Anh Moon Tiger
1988 Peter Carey  Úc Oscar and Lucinda
1989 Kazuo Ishiguro  Anh/ Nhật Bản The Remains of the Day
1990 A. S. Byatt  Anh Possession: A Romance
1991 Ben Okri  Nigeria The Famished Road
1992 Michael Ondaatje
Barry Unsworth
 Sri Lanka/ Canada
 Anh
The English Patient
Sacred Hunger
1993 Roddy Doyle  Ireland Paddy Clarke Ha Ha Ha
1994 James Kelman  Anh How Late It Was, How Late
1995 Pat Barker  Anh The Ghost Road
1996 Graham Swift  Anh Last Orders
1997 Arundhati Roy  Ấn Độ The God of Small Things
1998 Ian McEwan  Anh Amsterdam
1999 J. M. Coetzee  Nam Phi/ Úc Disgrace
2000 Margaret Atwood  Canada The Blind Assassin
2001 Peter Carey  Úc True History of the Kelly Gang
2002 Yann Martel  Canada Cuộc đời của Pi
(Life of Pi)
2003 DBC Pierre  Úc/ México Vernon God Little
2004 Alan Hollinghurst  Anh The Line of Beauty
2005 John Banville  Ireland Biển
(The Sea)
2006 Kiran Desai  Ấn Độ The Inheritance of Loss
2007 Anne Enright  Ireland The Gathering
2008 Aravind Adiga  Ấn Độ The White Tiger

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 'Best of the Booker' pits Rushdie against 40 pretenders | News | guardian.co.uk
  2. ^ “Readers across the world agree that Salman Rushdie's Midnight's Children is the Best of the Booker”. The Man Booker Prize. 10 tháng 7 năm 2008.

Liên kết ngoài