Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng tấn công Mùa xuân 1918”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kayani (thảo luận | đóng góp)
Kayani (thảo luận | đóng góp)
Dòng 27: Dòng 27:
Tuy nhiên, ngoài các đơn vị xuất sắc và được huấn luyện cẩn thận này thì các sư đoàn còn lại đều đang thiếu thốn trang bị lẫn huấn luyện để có thể chiến đấu theo lối đánh mới. Do đó, Ludendorff buộc phải dứt điểm cuộc chiến với số ít các đơn vị thiện chiến này nếu không muốn quân Đức phải sụp đổ.
Tuy nhiên, ngoài các đơn vị xuất sắc và được huấn luyện cẩn thận này thì các sư đoàn còn lại đều đang thiếu thốn trang bị lẫn huấn luyện để có thể chiến đấu theo lối đánh mới. Do đó, Ludendorff buộc phải dứt điểm cuộc chiến với số ít các đơn vị thiện chiến này nếu không muốn quân Đức phải sụp đổ.


Nhờ [[Mặt trận phía Đông]] quân Nga đã sụp đổ nên người Đức đã cò thể điều 50 sư đoàn với nửa triệu binh sĩ sang phía Tây tăng cường cho các lực lượng tại đây.[http://www.historylearningsite.co.uk/german_spring_offensive_of_1918.htm]
Nhờ [[Mặt trận phía Đông]] quân Nga đã sụp đổ nên người Đức đã cò thể điều 50 sư đoàn với nửa triệu binh sĩ sang phía Tây tăng cường cho các lực lượng tại đây,[http://www.historylearningsite.co.uk/german_spring_offensive_of_1918.htm] nâng tổng số quân Đức lên 1,6 triệu người và 16.000 khẩu pháo.[http://www.thehistorychannel.co.uk/site/encyclopedia/article_show/German_Spring_Offensive/m0030949.html]


Ngày 11 [[tháng 11]]/1917 tại cuộc họp của [[Ban Tham mưu]] Đức ở [[Mons]], [[Bỉ]] tướng [[Ludendorff]] đã trình bày kế hoạch Tổng tấn công quân Đồng Minh để đem lại chiến thắng quyết định cho người Đức và buộc đối phương phải ký hòa ước trên cơ sở có lợi cho Đức. Hội nghị đi tới quyết định tấn công 10 Đại đoàn đã sứt mẻ của [[quân Anh]] trên [[Mặt trận Flander]] với quân số là 7 [[Đại đoàn]]. Sau khi nhận định kỹ chiến trường, Ludendorff quyết định tấn công trên toàn mặt trận nhưng mũi khoét sâu nhằm vào người Anh ở Aras, mục tiêu là cắt đôi liên quân Anh-Pháp ở [[mặt trận sông Somme]] rồi đẩy quân Anh ra khỏi lục địa. Chiến dịch mang tên Michael này diễn ra tại 3 vùng Picardre, Flandre và sông Aisne.
Ngày 11 [[tháng 11]]/1917 tại cuộc họp của [[Ban Tham mưu]] Đức ở [[Mons]], [[Bỉ]] tướng [[Ludendorff]] đã trình bày kế hoạch Tổng tấn công quân Đồng Minh để đem lại chiến thắng quyết định cho người Đức và buộc đối phương phải ký hòa ước trên cơ sở có lợi cho Đức. Hội nghị đi tới quyết định tấn công 10 Đại đoàn đã sứt mẻ của [[quân Anh]] trên [[Mặt trận Flander]] với quân số là 7 [[Đại đoàn]]. Sau khi nhận định kỹ chiến trường, Ludendorff quyết định tấn công trên toàn mặt trận nhưng mũi khoét sâu nhằm vào người Anh ở Aras, mục tiêu là cắt đôi liên quân Anh-Pháp ở [[mặt trận sông Somme]] rồi đẩy quân Anh ra khỏi lục địa. Chiến dịch mang tên Michael này diễn ra tại 3 vùng Picardre, Flandre và sông Aisne.

Phiên bản lúc 06:21, ngày 22 tháng 1 năm 2008

German Spring Offensive, 1918
Một phần của the Western Front of World War I
German gains in early 1918
Lực lượng Bão tố của Đức đang được huấn luyện chiến thuật mới ở Sedan tháng 5 năm 1917
Thời gianMarch 21July 18, 1918
Địa điểm
Kết quả Quân Đức thắng, nhưng lại bị đẩy lui
Tham chiến
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh
 France Pháp
 United States Mỹ
 German Empire
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Ferdinand Foch
Pháp Philippe Petain
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Douglas Haig
Hoa Kỳ John Pershing
Đế quốc Đức Erich Ludendorff
Thương vong và tổn thất
418,374 quân Anh[1]
433,000 quân Pháp[2]
Tổng cộng: 851,374 người
688,341 quân Đức[3]

Cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918 là tên chiến dịch Tổng tấn công lớn của Quân đội Đế chế Đức vào đầu năm 1918 nhằm kết thúc hoàn toàn Đệ nhất Thế chiến hoặc ít ra cũng có thể kết thúc cuộc chiến bằng 1 Hiệp ước có lợi cho phía Đức.

Hoàn cảnh Lịch sử

Năm 1917 Hoa Kỳ từ bỏ chính sách trung lập để tham gia về phe Đồng Minh. Họ không những đóng góp quân số mà còn cung cấp cho lực lượng Đồng Minh một hậu cứ an toàn với những cơ xưởng tối tân. Trước những thuận lợi đó, quân Đồng Minh bắt đầu tính tới chuyện phản công.

Không phải chỉ có Đồng Minh tính chuyện phản công mà người Đức cũng có kế hoạch đó.

Mùa thu 1917, các chuyên gia chiến thuật của Tướng Ludendorff đã soạn thảo ra 1 học thuyết mới về tấn công-Tiến công chiều sâu và trong suốt mùa Đông sau đó, họ đã cật lực tái trang bị lại khoảng 40 sư đoàn mà họ gọi là Lực lượng Bão tố. Học thuyết mới của họ đòi hỏi mọi quân nhân Đức phải biết khai thác những điểm yếu của phòng tuyến kẻ thù để khoét sâu vào tuyến cuối. Sự nhanh chóng là bí quyết của chiến thắng.

Tuy nhiên, ngoài các đơn vị xuất sắc và được huấn luyện cẩn thận này thì các sư đoàn còn lại đều đang thiếu thốn trang bị lẫn huấn luyện để có thể chiến đấu theo lối đánh mới. Do đó, Ludendorff buộc phải dứt điểm cuộc chiến với số ít các đơn vị thiện chiến này nếu không muốn quân Đức phải sụp đổ.

Nhờ Mặt trận phía Đông quân Nga đã sụp đổ nên người Đức đã cò thể điều 50 sư đoàn với nửa triệu binh sĩ sang phía Tây tăng cường cho các lực lượng tại đây,[1] nâng tổng số quân Đức lên 1,6 triệu người và 16.000 khẩu pháo.[2]

Ngày 11 tháng 11/1917 tại cuộc họp của Ban Tham mưu Đức ở Mons, Bỉ tướng Ludendorff đã trình bày kế hoạch Tổng tấn công quân Đồng Minh để đem lại chiến thắng quyết định cho người Đức và buộc đối phương phải ký hòa ước trên cơ sở có lợi cho Đức. Hội nghị đi tới quyết định tấn công 10 Đại đoàn đã sứt mẻ của quân Anh trên Mặt trận Flander với quân số là 7 Đại đoàn. Sau khi nhận định kỹ chiến trường, Ludendorff quyết định tấn công trên toàn mặt trận nhưng mũi khoét sâu nhằm vào người Anh ở Aras, mục tiêu là cắt đôi liên quân Anh-Pháp ở mặt trận sông Somme rồi đẩy quân Anh ra khỏi lục địa. Chiến dịch mang tên Michael này diễn ra tại 3 vùng Picardre, Flandre và sông Aisne.

Trước cuộc tiến công của người Đức, tình báo Mỹ đã lưu ý người Pháp về khả năng Đức sẽ tấn công quy mô lớn trong tháng 3/1918 nhưng các quan chức Pháp đã phớt lờ các cảnh báo này.

Diễn biến

Chiến dịch Michael

Tập tin:Stosstrupp1918.jpg
Quân Đức tấn công ở mặt trận phía Tây năm 1918

Cuộc tổng tấn công cuối cùng của Đức diễn ra từ ngày 21 tháng 3/1918. Trước đó quân Đức đã tung ra 225 cuộc đột kích nhỏ vào phòng tuyến Anh.

Đúng 4h 43 phút rạng sáng ngày 21 tháng 3, 6.473 đại pháo nã đạn ồ ạt xuống 1 tuyến dài 40 dặm, không bỏ sót 1 vị trí nào.

9h 35 phút sáng, 3.500 súng cối tiếp tục nã đạn và 5 phút sau, 32 sư đoàn Đức tiến lên trong khi 39 sư đoàn khác sẵn sàng vào vị trí chiến đấu. Các tổ Biệt kích Đức cũng tăng cường đánh phá khắp nơi. Khói súng, bụi mù che mất quân Đức và khi quân Anh phát giác ra thì đã quá trễ. Buổi trưa phòng tuyến thứ 1 của quân Anh bị quân Đức tràn ngập, phía Pháp tình hình cũng tương tự. Ngay ngày đầu số tù binh Anh bị bắt đã lên tới 21.000 người[3]

Ngày hôm sau các toán Biệt kích Đức tiếp tục hoạt động mạnh khắp các phòng tuyến, sau đó là các toán chiến đấu xông lên chiếm giữ các vị trí vừa bị làm suy yếu. Khắp phòng tuyến Đồng Minh các đơn vị đều phải bỏ vị trí rút về phía sau. Đại đoàn 5 của Anh và Đại đoàn 1 của Pháp đều phải lùi về bờ Tây sông Somme.

Ngày thứ 3 của cuộc chiến quân Đồng Minh đã phải lùi lại khá xa, thiệt hại nặng nề nhưng quân Đức vẫn không tiến xa được như dự kiến, kế hoạch cắt đôi liên quân Anh-Pháp rồi đánh bọc sườn quân Anh và đẩy họ ra biển vẫn không thực hiện được. Quân Đức cũng mệt mỏi, suy yếu, hao hụt nặng và thiếu tiếp liệu. Ngày 28 tháng 3 thì cuộc tiến quân của Đức đột ngột dừng lại gần thành phố Albert.

Ngày 4 tháng 4, quân Đức tiếp tục tiến nhưng không thu được kết quả nào đáng kể.

Nguyên nhân thất bại của chiến dịch Michael chỉ có thể nói là do người Đức đã mở mặt trận quá rộng và quá mệt. Năm 1940 Adolf Hitler cũng tiến hành 1 kế hoạch tương tự và thành công rực rỡ do những người lính của năm 1940 di chuyển bằng xe cơ giớixe thiết giáp chứ không phải chạy bộ cũng như họ mới được từ trại huấn luyện ra chứ không phải cực nhọc chiến đấu trong chiến hào suốt 4 năm.

Tổn thất của quân Đức trong 1 tháng đầu của cuộc tấn công là 230,000 người chết và bị thương.[4]

Cũng trong lúc này, 250,000 quân Mỹ cũng đã có mặt ở mặt trận phía Tây nhưng tướng Pershing từ chối chưa đưa họ ra chiến trường ngay. Ông cũng không muốn các quân nhân Mỹ nằm dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Anh-Pháp.[5]

Chiến dịch Georebette

Sau chiến dịch Michael, Ludendorff tiếp tục tung ra chiến dịch Georebette. Mục tiêu của ông là chọc thủng phòng tuyến Anh ở đoạn giữa La BassesArmentiere ngày 9 tháng 4. Trước đó 2 ngày, pháo binh Đức đã bắn cường tập vào khu vực này bằng đạn công phá lẫn đạn hơi độc.

Binh sĩ của Sư đoàn 55 của Anh trúng hơi gas của Đức ở Flandre ngày 10 tháng 4/1918

Sương mù dày đặc đã trợ chiến hiệu quả cho người Đức. Quân Anh bị đẩy lùi thêm 18 km và hôm sau tới 45 km. Nhưng cũng như lần trước, đà tiến chậm lại rồi dừng hẳn do kiệt sức và sa sút tinh thần. Tới ngày 30 tháng 4, chiến dịch kết thúc, 2 bên đều bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, trong khi quân Đức thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng thì quân đội Mỹ do tướng John Joseph Pershing chỉ huy đang ồ ạt ra mặt trận.

Căn cứ trên lực lượng hiện tại thì quân Đồng Minh đã có thể phản công.

Cuộc tấn công lần 3

Không chấp nhận thất bại, Ludendorff tiếp tục tung ra cuộc tiến công đợt 3 ngày 27 tháng 5 trong vùng sông Aisne. Mở màn là 3.719 trọng pháo nã đạn hơi độcđạn trái phá lên đầu quân Đồng Minh. Ba tiếng sau, trọng pháo im tiếng cho bộ binh xung phong. Trấn giữ vị trí này là Đại đoàn 6 của Pháp do tướng Duschene chỉ huy và 3 sư đoàn Anh đã sứt mẻ trầm trọng do những trận đánh trước. Tuyến phòng thủ của Đồng Minh vỡ tan và Đại đoàn 7 của Đức đã vượt qua 2 con sông chỉ trong 1 ngày, tạo ra một mũi dùi khoét sâu 12 dặm vào phòng tuyến Đồng Minh. Ngay sau đó, họ nghiền nát 4 sư đoàn phòng ngự ở đây và 4 sư khác đang tiến tới. Hôm sau Đồng Minh vẫn không ngăn được đà tiến của đối phương. Người Đức vượt sông Aisne trong ngày đầu và hôm sau vượt tiếp sông Vesle để tới Chateau-Thierry cách Paris 100 km.

Quân Pháp thất bại nhanh chóng làm kinh hoàng các chỉ huy Đồng Minh. Tướng Ludendorff đã viết trong Nhật ký:

Lúc đầu chúng tôi chỉ dự liệu cuộc tấn công của chúng tôi sẽ dừng lại ở bờ sông Aisne và sông Velse, không thể vượt quá phòng tuyến đó được…Khi nhận được báo cáo cho hay những khói đạn của quân Đức đã được nhìn thấy bên kia bờ Aisne, chúng tôi đã ngạc nhiên không ít.

Thoạt đầu Ludendorff chỉ dự định lôi kéo quân dự bị Pháp ở Flandre tới tham chiến, làm suy yếu quân Anh phòng ngự ở đó. Nhưng sau khi nhìn thấy thắng lợi bất ngờ của cuộc tiến công này, ông quyết định biến cuộc tiến công giới hạn của mình thành mũi tấn công chính. Ngày 29 tháng 5 quân Đức đổ thêm quân dự bị vào mặt trận Aisne, tiến sâu qua phòng tuyến cũ của Pháp hơn 45 km. Nhiều đơn vị tiên phong của Đức chỉ cách Paris 90 km. Ludendorff dự định tấn công vào Chemin des Dame rồi dứt điểm hẳn cứ điểm Flandre. Dù sao thì 2 thành phố Reims phía tay trái và Noyon phía tay phải quân Đức vẫn đứng vững khiến họ không thể nới rộng vùng kiểm soát.

Quân Đức tiếp tục tiến và chiều ngày 30 tháng 5 đã tới được Marne, cách Paris 40 dặm. Nước Pháp hoảng loạn và Chính phủ Pháp 1 lần nữa di tản về Bordeux .

Tướng Petain không chịu thua. Trong 1 ngày ông đã điều động 16 sư đoàn tới Marne và cho các thuộc hạ biết rằng chỉ cần cầm cự ít lâu nữa là quân Mỹ sẽ tham chiến.

Ngày 4 tháng 6, tại Chateau-Thierry, quân Mỹ được quân Pháp hỗ trợ đã chặn đứng được các đợt xung phong của Đức, vài đơn vị Đức đã vượt qua được bờ Nam sông Marne nhưng đều bị đẩy lui. Tuy chưa hiện diên đông đảo nhưng sự xuất hiện của quân Mỹ đã gia tăng đáng kể tinh thần của quân Đồng Minh.

Thống chế Foch lo ngại quân Đức kéo về Paris nên ông ra lệnh cho thuộc cấp phải giữ vững phòng tuyến bằng mọi giá. Kết quả là Đại đoàn 3 của Pháp do tướng Montidier chỉ huy bị thiệt hại nặng mà vẫn không giữ được phòng tuyến. Đại đoàn 18 của Đức tiến sâu thêm 11 km ngay trong ngày 9 tháng 6.

Tướng Petain lúc này đã thiết lập được 1 phòng tuyến thứ 2 để chờ người Đức. Bị chặn lại lần nữa, quân Đức thiệt hại nặng.

Cuộc tấn công lần 4

Một đợt tấn công thứ tư được tung ra nhưng trong sự tuyệt vọng hơn là niềm tin chiến thắng.[4] Quân Mỹ tham chiến trên chiến trường càng lúc càng đông đảo, bổ sung ồ ạt cho các đơn vị Anh-Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trong các chiến dịch trước.

Đợt tấn công thứ 4 nhắm vào Reims , lấy đây làm hướng đột phá chính. Ở những nơi nào quân Pháp quyết tâm tử thủ thì đều bị đánh lui và thiệt hại nặng nề còn những nơi thực hiện phương thức phòng thủ lưu động của Petain thì quân Đức tuy chiếm được đất nhưng không diệt được quân Pháp và khi tiến ra xa khỏi tầm đại pháo của họ thì liền bị chặn đứng. Nhiều đơn vị Đức bị thiệt hại trầm trọng, số binh sĩ chết và bị thương tới 168,000 người.[6]

Tới ngày 17 tháng 6 thì cuộc tấn công của Đức coi như đã thất bại. Trong cuộc phản công ở Cambrai ngày 16 tháng 7 thì 18 sư đoàn bộ binh cùng 225 xe tăng đã đẩy quân Đức lùi về phía sau 6 km. Đồng thời với quân Pháp, người Mỹ cũng tung ra 4 sư đoàn. Tuy bị thiệt hại nhưng họ cũng đã góp phần đẩy quân Đức về bờ Bắc sông Velse. Từ đây khả năng tấn công của Đức đã hết. Họ chỉ còn có thể cầm cự trước khi bị đánh bại hoàn toàn vào tháng 11/1918.

Chú thích

  1. ^ Churchill, "The World Crisis, Vol. 2". British casualties from "Military Effort of the British Empire"
  2. ^ Churchill, "The World Crisis, Vol. 2". French casualties from "Official Returns to the Chamber, March 29, 1922"
  3. ^ Churchill, "The World Crisis, Vol. 2". German casualties from "Reichsarchiv 1918"
  4. ^ Những trận đánh nổi tiếng Thế giới-Quỳnh Cư p.229

Liên kết ngoài