Đào Tam Lang
Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. (tháng 7 năm 2018) |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Đào Tam Lang (17-43) tên thật là Đào Kỳ. Ông sinh vào niên hiệu Thiên Phụng thứ 4 đời Vương Mãng, nhằm năm Đinh Sửu, tháng 6, ngày 24, giờ Tý, Cửu Chân nay là Thanh Hoá. Cha ông là Đào Thế Kiệt một lạc hầu yêu nước tại Cửu Chân.
Ông là người văn võ song toàn, mưu lược anh minh. Năm 15 tuổi Đào Kỳ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ông lấy vợ là Nguyễn Phương Dung quê ở trang Vĩnh Tế, huyện Lang Tài, dung mạo như hoa lại đoan trang ngoan nết, giỏi võ giỏi văn.
Do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời, các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hai vợ chồng đem hơn 100 người nhà đến yết kiến và gia nhập nghĩa quân. Hai vợ chồng cùng xông pha giết giặc, đánh đuổi Tô Định và được cử trông nom dải đất Đông Ngàn - Bắc Đuống. Ba năm sau, Mã Viện phát xâm lược, vợ chồng Đào Kỳ cùng nhiều tướng khác đã lên Lạng Sơn chống giặc, sau về Cấm Khê ứng cứu vua Trưng. Hai vợ chồng bị hãm giữa chiến trường và lạc nhau. Ngày 15 tháng 8 năm Quý Mão (43), Đào Tam Lang cùng 2 người anh trai là Đào Chiêu Hiển và Đào Đô Thống đã hi sinh trong trận Bồ Lăng, đánh với quân Hán tại khu vực nay là ngã ba sông Trường Giang và Ô Giang, thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Hiện ở đây có miếu thờ. Để tưởng nhớ công ơn của ba anh em họ Đào, nhân dân Đa Tốn đã lập miếu thờ (Đào Đô Thống thờ ở miếu Sén Tóc, thôn Ngọc Động, Đào Chiêu Hiển thờ ở Nghè Ông Hai, thôn Lê Xá và Đào Tam Lang thờ ở nghè cũ sau chuyển về nghè Lê Xá). Về sau, từ thế kỷ XVII trở đi, dân làng Ngọc Động và Lê Xá đã thờ ba ông làm thành hoàng làng.