Bước tới nội dung

Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Liên Xô

Съезд Коммунистической партии Советского Союза
Logo
Biểu trưng của Đại hội
Dạng
Mô hình
Thời gian nhiệm kỳ
Không cố định, nhiệm kì cuối cùng kéo dài 5 năm
Lãnh đạo
Quyền hạn
Điều lệ của Đảng Cộng sản Liên Xô
Thẩm quyền
Trụ sở
Cung điện Hội nghị Kremlin
Moskva, Liên Xô

Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô (tiếng Nga: Съезд КПСС) tên đầy đủ Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Liên Xô là cơ quan quyền lực tối cao lãnh đạo Đảng. Theo Điều lệ Đảng là cơ quan quyết định tối cao của toàn Đảng Cộng sản.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 28 kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô được diễn ra, Đại hội lần đầu tiên với tiền thân là Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga được tổ chức tại Minsk năm 1898.

5 kỳ Đại hội được tổ chức ngoài nước Nga, Đại hội lần thứ 2 -BruxellesLuân Đôn, lần thứ 3 -Luân Đôn, lần thứ 4 -Stockholm, lần thứ 5 -Luân Đôn. Từ Đại hội 6 trở về sau được tổ chức trên lãnh thổ nước Nga. Thứ 6 và thứ 7 tổ chức tại Petrograd. Từ Đại hội 8 về sau tổ chức tại Moskva, tại Điện Kremlin.

Sau Cách mạng tháng 10 Nga, trong giai đoạn 1917-1925 Đại hội được tổ chức thường xuyên với định kỳ 1 năm, với các tên gọi khác nhau Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, Đảng Cộng sản Nga, Đảng Cộng sản toàn Liên bang, về sau do biến động chiến tranh Đại hội diễn ra không thường xuyên. Đại hội XVIII tới Đại hội XIX cách nhau 13 năm (1939-1952).

Giai đoạn từ 1961-1986 tổ chức định kỳ 5 năm.

Giai đoạn Stalin nên nằm quyền Đại hội Đảng không được tổ chức thường xuyên, theo cựu thư ký của Stalin Bazhanov cho rằng "Stalin sợ triệu tập Đại hội", về lý thuyết có thể loại bỏ chức vụ của ông, như trước đó Stalin loại bỏ các đối thủ trong vị trí quyền lực của mình, kể từ Đại hội lần thứ XVII theo đề xuất của mình xóa bỏ chức vụ Tổng Bí thư, và ông được bổ nhiệm vào Ban Bí thư cùng Zhdanov và Kirov.

Đại hội XXVIII là Đại hội cuối cùng của Đảng cầm quyền, về sau Liên minh các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô vẫn tổ chức Đại hội Đảng, tuy không được công nhận. Đại hội XXIX được tổ chức năm 1993.

Triệu tập Đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội lần thứ XVII tổ chức dưới sự quản lý của Hội đồng Trung ương Công đoàn Liên Xô, ngày 19 tháng 3 năm 1982

Là cơ quan chi phối tối cao các tổ chức Đảng, có 3 cấp:

  • Hội nghị chung (cho các tổ chức Đảng chính)
  • Hội nghị (cho các tổ chức Đảng thuộc huyện, thành phố, khu vực, tỉnh và lãnh thổ)
  • Đại hội (cho các Đảng Cộng sản tại các nước Cộng hòa và Đảng Cộng sản Liên Xô)

Đại hội Đảng bầu Bộ Chính trị hoặc Trung ương Đảng, cơ quan chấp hành và chỉ đạo tất cả các công việc hiện tại của tổ chức Đảng.

Đại hội được triệu tập bởi Ban Chấp hành Trung ương thường lệ tối thiểu 5 năm 1 lần. Việc triệu tập một Đại hội và chương trình nghị sự sẽ được công bố không quá 6 tuần trước khi khai mạc.

Đại hội bất thường (khẩn cấp) sẽ được triệu tập Trung ương Đảng chủ động hoặc theo yêu cầu hơn 1/3 số thành viên đại diện cho Đại hội Đảng đầu nhiệm kỳ. Đại hội bất thường (khẩn cấp) được triệu tập trong vòng 2 tháng và có thẩm quyền bổ sung không quá 1/2 số thành viên đại diện cho toàn Đảng.

Tỷ lệ đại diện cho Đảng được Trung ương Đảng quyết định.

Trong trường hợp Trung ương Đảng không thể triệu tập Đại hội trong trường hợp bất thường (khẩn cấp), Ủy ban Tổ chức Trung ương được quyền triệu tập Đại hội bất thường.

Quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Đảng có quyền:

  • Nghe và thông qua các báo cáo của Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm toán Trung ương và các tổ chức trung ương khác.
  • Sửa đổi và thông qua Cương lĩnh và Điều lệ Đảng.
  • Quyết định quy tắc của Đảng trong các vấn đề trong đối nội, đối ngoại, xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của Đảng và sống còn của Nhà nước, và xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
  • Bầu Trung ương Đảng và Ủy ban Kiểm toán Trung ương.

Số lượng Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm toán Trung ương do Đại hội quyết định. Ghế trống phát sinh của Trung ương Đảng được thêm bằng Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Các kỳ Đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]
# Đại hội Địa điểm Lãnh đạo Đảng
Khai mạc Bế mạc Thời gian
I 1/3/1898 3/3/1898 2 ngày Minsk, Đế quốc Nga
II 17/7/1903 10/8/1903 24 ngày Bruxelles, Bỉ và Luân Đôn, Anh Vladimir Lenin
III 12/4/1905 27/4/1905 15 ngày Luân Đôn, Anh
IV 10/4/1906 25/4/1906 15 ngày Stockholm, Thụy Điển
V 30/4/1907 19/5/1907 19 ngày Luân Đôn, Anh
VI 26/7/1917 3/8/1917 8 ngày Petrograd, Đế quốc Nga
VII 6/3/1918 8/3/1918 2 ngày Moskva, CHXHCN Xô viết Nga
VIII 18/3/1919 23/3/1919 5 ngày
IX 29/3/1920 5/4/1920 7 ngày
X 8/3/1921 16/3/1921 8 ngày
XI 27/3/1922 2/4/1922 6 ngày
XII 17/4/1923 25/4/1923 8 ngày Moskva, Liên Xô
XIII 23/5/1924 31/5/1924 8 ngày Joseph Stalin
XIV 18/12/1925 31/12/1925 13 ngày
XV 2/12/1927 19/12/1927 17 ngày
XVI 26/6/1930 13/7/1930
XVII 26/1/1934 10/2/1934 15 days
XVIII 10/3/1939 21/3/1939 11 ngày
XIX 5/10/1952 14/10/1952 9 ngày
XX 14/2/1956 25/2/1956 11 ngày Nikita Khrushchev
XXI 27/1/1959 5/2/1959 9 ngày
XXII 17/10/1961 31/10/1961 14 ngày
XXIII 29/3/1966 8/4/1966 10 ngày Leonid Brezhnev
XXIV 30/3/1971 9/4/1971
XXV 24/2/1976 5/3/1976 9 ngày
XXVI 23/2/1981 3/3/1981 8 ngày
XXVII 25/2/1986 6/3/1986 9 ngày Mikhail Gorbachev
XXVIII 2/7/ 1990 13/7/1990 11 ngày

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]