Đạo gia Đan đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đan đạo là một nhánh tu luyện của các tu sĩ đạo gia, được thừa nhận khởi nguồn từ đức Lão Tử, về sau được Lữ Động Tân hợp nhất và phát triển thành đan đạo.

1. Đặc trưng của Đạo gia Đan đạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phương pháp tu luyện Tính mệnh song tu
  • Ngưng thần kết đan: Gọi là Nội đan
  • Vạn giáo đồng nguyên

2. Sự khác biệt của khí công và nội đan[sửa | sửa mã nguồn]

Khí công chủ trương tích khí ở đan điền, khí đủ thì khai thông 2 mạch nhâm – đốc. Sau đó có tác dụng cường kiện thân thể, hoặc tán khí ra tứ chi để biểu diển công phu…

Đan đạo chủ trương ngưng thần, thu tiên thiên khí, kết thành kim đan, vậy nên gọi là Nội đan vậy.

3. Đường lối tu luyện: Tính mệnh song tu[sửa | sửa mã nguồn]

Tính mệnh song tu là đặc trưng tu luyện của đạo gia đan đạo và các hành giả nội đan

A - TÍNH PHÁP[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tức là thần, cũng có nghĩa là bản nguyên, ám chỉ ý thức của một người

Tính pháp tu tập của hành giả nội đan hoàn toàn tương đồng với hành giả Phật gia, có thể chia ra ba bộ như sau:

  •  Dưỡng tính
  •  Tu tính
  •  Kiến tính

Đặc trưng tu luyện đan đạo đó là ngưng thần mà thành đan, cho nên bắt buộc phải dùng tính pháp để hàm dưỡng bản nguyên, từ đó công phu có thể thăng bật lên cao hơn.

Các sách tính pháp mà hành giả nội đan thường đọc có thể kể đến:

Đạo Đức kinh

Nam Hoa kinh

Thanh Tĩnh kinh

Cảm Ứng kinh

Tam Ni Y Thế

B - MỆNH PHÁP[sửa | sửa mã nguồn]

Mệnh chính là khí, ám chỉ trạng thái năng lượng bên trong cơ thể

Tương tự như tính pháp, mệnh pháp cũng có thể chia làm ba bộ:

  • Luyện tinh
  • Luyện khí
  • Luyện thần: Nội đan
B1 - Luyện tinh: Hàm dưỡng bản nguyên, cứu hộ bảo mệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm có luyện thể dưỡng sinh và luyện cốc hóa huyết sinh tinh, giai đoạn nhập môn này chủ yếu là đem cơ thể quân bình trở về trạng thái cân bằng âm dương, làm nền cho giai đoạn tiếp theo, 4 yếu tố cần cân bằng là Thanh – Trọc – Động – tĩnh, tương ứng với ăn ngủ, vận động, nghĩ ngơi, thu tâm.

B2 - Luyện khí: Phục lại càn khôn, thu tiên thiên khí[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích của tu luyện nhằm để con người hợp nhất với trời đất, từ đó thu được khí tiên thiên. Muốn như thế thì trong thân con người phải tạo lập được càn khôn (bát quái tiên thiên) thì mới ứng ra được với trời đất. Mà như ta biết thân người khi sinh thì càn khôn dịch chuyển, đảo quái mà khảm ly làm chủ (bát quái hậu thiên), vì thế phải dùng phép thủy hoả ký tế mục đích để phục lại càn khôn.

Công phu giai đoạn này còn có tên là phục khí, thu được khí tiên thiên thì mới có nguyên liệu (dược vật) để tiến hành ngưng đan ( giai đoạn 3)

B3 - Luyện thần: Kết đan, Hoàn đan & Chuyển đan[sửa | sửa mã nguồn]

Đan đạo từ thời Lữ Động Tân xem cơ thể như lò đan (lò bát quái) gọi là Lô – Đỉnh, xem thần – khí như dược vật, lại dùng Phong – Hỏa để điều hòa, nấu luyện, gọi là luyện đan

Bước sơ khởi: Dược vật (thần – khí) đưa vào Lô- Đỉnh, kết hợp hỏa hậu, trải qua nấu luyện, loại bỏ tạp chất, hình thành bán thành phẩm đầu tiên của luyện đan.

Trải qua công phu luyện đan, bán thành phẩm cuối cùng cũng thành đan hoàn chỉnh, gọi là kết đan. Đan dược này nếu lấy ra để cho cơ thể sử dụng thì gọi là Hoàn đan, nếu tiếp tục đưa vào lò để luyện lên đan dược phẩm chất cao hơn, gọi là chuyển đan

Kim đan cửu chuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Tùy từng phái mà tên gọi có sự khác nhau, sau đây là tên gọi 9 cấp độ chuyển đan của Tây Phái:

Đệ Nhất chuyển: Tiểu hoàn đan

Đệ Nhị chuyển: Âm dương hoàn đan

Đệ Tam chuyển: Tam nguyên hoàn đan

Đệ Tứ chuyển: Ngọc dịch hoàn đan

Đệ Ngũ chuyển: Kim dịch hoàn đan

Đệ Lục chuyển: Đại hoàn đan

Đệ Thất chuyển: Thất phản hoàn đan

Đệ Bát chuyển: Thượng trung hạ hoàn ñan

Đệ Cữu chuyển: Cửu chuyển hoàn ñan

Ngoại đan[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều người cho rằng ngoại đan là sử dụng thuốc để thay thế hoặc bổ trợ cho tu luyện (đồng dạng với giả kim thuật của phương Tây), các khái niệm về ngoại đan đầu tiên xuất hiện trong các sách Thần Nông Thảo Kinh và Tham Đồng Khế

Trên thực tế thì ngoại đan trong đan đạo còn ám chỉ khả năng xuất dương thần ra khỏi cơ thể, nội đan ngoại phóng.

4. Triết lý Vạn đạo quy nhất của tu sĩ nội đan[sửa | sửa mã nguồn]

Các hành giả nội đan đi theo triết lý phi tôn giáo, và vạn giáo đồng nguyên, học tập và kế thừa tinh hoa của mọi tôn giáo. Đức Lão tử nói: "Một thành hai, hai thành ba, ba thành vạn”, tu hành giả, muốn ngộ đạo, tất phải từ cái vạn đó mà quay trở về cái một, chính là đạo ban đầu vậy.

5. Nội đan và đan đạo tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam hiện tại có đầy đủ truyền thừa, cũng như kinh sách của các cổ phái, nhưng đa số hoạt động theo các nhóm nhỏ, không lập phái.

Do đặc trưng tu tập tính pháp theo Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, các hành giả đan đạo thường ẩn cư hoặc hoạt động sinh hoạt theo nhóm nhỏ, người ngoài khó nhận biết được.

Tham khảo hoặc Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo đức kinh

Nam Hoa Kinh

Tính mệnh khuê chỉ toàn thư