Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Hoàng Diệp Thảo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nhutlt (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Nhutlt (thảo luận | đóng góp)
n sửa đề mục
Dòng 155: Dòng 155:
Theo đánh giá, Tập đoàn Trung Nguyên đạt giá trị thị trường trên 23,000 tỷ vào năm 2019.
Theo đánh giá, Tập đoàn Trung Nguyên đạt giá trị thị trường trên 23,000 tỷ vào năm 2019.


'''2015 – Nay: Biến cố gia đình và ra mắt thương hiệu King Coffee'''
=== '''2015 – Nay: Biến cố gia đình và ra mắt thương hiệu King Coffee''' ===

Tháng 4/2015, Trung Nguyên đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà tại tập đoàn này.
Tháng 4/2015, Trung Nguyên đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà tại tập đoàn này.



Phiên bản lúc 09:03, ngày 6 tháng 9 năm 2022

Lê Hoàng Diệp Thảo
SinhLê Hoàng Diệp Thảo
1973
Gia Lai, Việt Nam Cộng hòa.
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDoanh nhân
Năm hoạt động1996–nay
Nổi tiếng vì
  • Founder & CEO King Coffee
  • Đồng sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên
  • Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam VICOFA khóa IX (2017-2020)
Giải thưởng
  • Giải thưởng “Doanh nhân Việt Nam của năm 2022” (2022)
  • Giải thưởng “Most Admired CEO in Vietnam” (2020)
  • Doanh nhân xuất sắc Đất Việt 2021
  • Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2017
  • Doanh nhân văn hóa tiêu biểu 2017
Trang web

Lê Hoàng Diệp Thảo (sinh năm 1973) là một nữ doanh nhân, nữ tướng cà phê Việt Nam.

Bà Diệp Thảo là đồng sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên. Bà cùng chồng điều hành Tập đoàn Trung Nguyên từ năm 1998 – 2014, sáng lập ra thương hiệu G7, có công đưa Trung Nguyên và G7 trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam.

Vào năm 2000, bà đã cho phát triển bùng nổ chuỗi Quán cà phê Trung Nguyên bằng hình thức Nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 2001, bà đưa cà phê hòa tan về cho Trung Nguyên, sáng lập ra thương hiệu G7.

Năm 2008, bà thành lập và giữ vai trò Tổng giám đốc điều hành của Công ty Trung Nguyên International (TNI) và công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên. Trung Nguyên International đã mở cánh cổng vươn ra khắp thế giới cho Trung Nguyên và G7.

Bà đã đi qua hơn 43 quốc gia, tham dự hơn 230 diễn đàn và hội thảo quốc tế.[1]

Năm 2015 khi đối diện với biến cố Nhóm thao túng cướp trắng Trung Nguyên, bà đã tự thân thành lập ngay King Coffee để giữ gìn hình ảnh và công lao hơn 20 năm đã gầy dựng Trung Nguyên.[2]

Nhờ sự dẫn dắt của bà, King Coffee đã nhanh chóng trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam và vươn ra 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2018, bà là diễn giả đầu tiên của Việt Nam được mời phát biểu tại Diễn đàn CEO Cà phê Toàn cầu (Allegra World Coffee Portal CEO Forum) tại Los Angeles, Hòa Kỳ.

Năm 2020, bà được bầu là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam khóa IX (2017-2020).

Cũng trong năm 2020, bà được Global Brands Magazine (UK) trao giải thưởng Doanh nhân được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Food & Beverage.[3]

Tháng 9/2020, bà cho ra đời dự án Women Can Do, trong đó có sự đồng hành cùng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, với mục tiêu hướng tới 100,000 phụ nữ khởi nghiệp năm 2025.[4]

Bên cạnh dự án Women Can Do, vào ngày 01/8/2021, bà cũng đã công bố dự án Happy Farmers - Một dự án cộng đồng, hỗ trợ người nông dân trồng ra những hạt cà phê có chất lượng cao hơn, áp dụng các phương pháp và công nghệ canh tác tiên tiến, bền vững, bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao giá trị, phẩm cấp và vị thế của cà phê Robusta Việt Nam ra trường quốc tế. Dự án cũng cam kết việc thu mua và tổ chức các chương trình an sinh xã hội, nhằm nâng cao giá trị đời sống và thu nhập của người nông dân trồng cà phê.

Năm 2022, bà được tạp chí hàng đầu của UAE Global Business Review Magazine trao giải thưởng “Doanh nhân Việt Nam của năm 2022”



Tiểu sử

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo sinh trưởng trong gia đình có điều kiện về kinh tế, cha mẹ kinh doanh vàng bạc đá quý từ đầu những năm 1960 tại Gia Lai.

Năm 1994 sau khi tốt nghiệp, bà Diệp Thảo vào làm việc ở Tổng đài 108 của Bưu điện tỉnh Gia Lai, làm việc ở đây được 5 năm. Thông qua cuộc điện thoại giải đáp trên tổng đài, bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ khi đó đang là sinh viên Y khoa có cơ duyên gặp gỡ nhau.

Bà đã đồng hành và hỗ trợ ông Vũ – lúc đó đang là người yêu trong những ngày đầu thành lập Trung Nguyên.

Sau thất bại của Trung Nguyên tại Long Xuyên năm 1998, bà kết hôn với ông Vũ và nghỉ việc ở Bưu Điện để cùng chồng điều hành Trung Nguyên.

Quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên được mở tại số 587 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP.HCM vào năm 1998.[5]

Năm 2000, bà được bổ nhiệm làm Trưởng Chi nhánh Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên tại TP.HCM, tại địa chỉ 587 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, được giao phụ trách chính việc điều hành và phát triển hệ thống franchise cho Trung Nguyên. Bà đã giúp phát triển bùng nổ chuỗi Quán cà phê Trung Nguyên bằng hình thức Nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 2001, bà đưa cà phê hòa tan về cho Trung Nguyên sau chuyến đi công tác tại Đức, sáng lập thương hiệu cà phê hòa tan G7.

Bà là người có công đầu trong việc xây dựng các nhà máy hiện đại cho Trung Nguyên như nhà máy Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột, nhà máy cà phê hòa tan tại Bình Dương, nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang

Từ năm 2006, bà được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên.

Năm 2008, bà thành thành lập Trung Nguyên International tại Singapore, mở cánh cửa ra quốc tế cho Trung Nguyên và G7.

Năm 2015 khi đối diện với biến cố Nhóm thao túng cướp trắng Trung Nguyên, bà đã tự thân thành lập ngay King Coffee để giữ gìn hình ảnh và công lao hơn 20 năm đã gầy dựng Trung Nguyên.

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều chông gai, ròng rã suốt nhiều năm qua bà vẫn nỗ lực tìm mọi cách để cứu Trung Nguyên khỏi nhóm thao túng.

King Coffee mà bà xây dựng giờ đây đã là thương hiệu cà phê hàng đầu của Việt Nam, vươn ra 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.[6]

Năm 2018, bà là diễn giả đầu tiên của Việt Nam được mời phát biểu tại Diễn đàn CEO Cà phê Toàn cầu (Allegra World Coffee Portal CEO Forum) tại Los Angeles, Hòa Kỳ.

Năm 2020, bà được bầu là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam khóa IX (2017-2020).[7]

Cũng trong năm 2020, bà được Global Brands Magazine (UK) trao giải thưởng Doanh nhân được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Food & Beverage.[8]

Tháng 9/2020, bà cho ra đời dự án Women Can Do, trong đó có sự đồng hành cùng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, với mục tiêu hướng tới 100,000 phụ nữ khởi nghiệp năm 2025.[9]

Bên cạnh dự án Women Can Do, vào ngày 01/8/2021, bà cũng đã công bố dự án Happy Farmers - Một dự án cộng đồng, hỗ trợ người nông dân trồng ra những hạt cà phê có chất lượng cao hơn, áp dụng các phương pháp và công nghệ canh tác tiên tiến, bền vững, bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao giá trị, phẩm cấp và vị thế của cà phê Robusta Việt Nam ra trường quốc tế. Dự án cũng cam kết việc thu mua và tổ chức các chương trình an sinh xã hội, nhằm nâng cao giá trị đời sống và thu nhập của người nông dân trồng cà phê.

Đặc biệt, vào ngày 22/12/2021, thương hiệu King Coffee của bà tự hào khi trở thành đơn vị giúp Việt Nam xác lập Kỷ lục Thế giới cho cà phê Robusta Việt Nam, đồng thời cũng là thương hiệu đại diện cho ngành cà phê và nông nghiệp Việt Nam giới thiệu với thế giới tại Expo 2020 Dubai.

Năm 2022, bà được tạp chí hàng đầu của UAE Global Business Review Magazine trao giải thưởng “Doanh nhân Việt Nam của năm 2022” [10]

Sự nghiệp

Năm 1996-2014: Xây dựng đế chế cà phê Trung Nguyên

Năm 1994: Bà quen ông Vũ khi ông còn là sinh viên Y Khoa. Bà thấy người yêu của mình có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Nhận ra tiềm năng rất lớn của ngành cà phê, hai người cùng bàn nhau khởi nghiệp.

Năm 1996: Cơ sở Trung Nguyên ra đời với số vốn đăng ký là 2 triệu đồng.

Năm 1997: Trung Nguyên thất bại tại Long Xuyên. Cũng từ bước ngoặt này, năm 1998, hai người kết hôn và cùng nhau xây dựng Trung Nguyên.

Ngày 20/08/1998, mở quán cafe Trung Nguyên đầu tiên tại TP.HCM. Đây cũng là nhà của hai vợ chồng ở 587 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận.[11]

Năm 1999, thành lập Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên có trụ sở chính tại 268 Nguyễn Tất Thành, TP.Buôn Ma Thuột

Năm 2000, bà được bổ nhiệm làm Trưởng Chi nhánh Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên tại TP.HCM, được giao phụ trách chính việc điều hành và phát triển hệ thống franchise cho Trung Nguyên

Năm 2000, với chiến lược nhượng quyền, Trung Nguyên đã bùng nổ hơn 500 quán cà phê trên toàn Việt Nam.

Năm 2001, bà đưa cà phê hòa tan về cho Trung Nguyên sau chuyến công tác tại Đức. Trung Nguyên mở xưởng sản xuất cà phê Hoà tan ở số 204 Bùi Thị Xuân và bắt đầu phát triển cà phê hòa tan G7.

Năm 2002, công ty thực hiện nhượng quyền ở các quốc gia Nhật Bản, Singapore

Bà là người có công đầu trong việc xây dựng các nhà máy hiện đại cho Trung Nguyên như nhà máy Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột, nhà máy cà phê hòa tan tại Bình Dương, nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang

Từ năm 2006, bà được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên. Đây là vị trí chủ chốt của Tập đoàn, trực tiếp điều hành toàn bộ hệ thống Trung Nguyên, từ kế hoạch kinh doanh, hệ thống phân phối đến quản lý tài chính…

Năm 2008, bà sang Singapore thành lập Trung Nguyên International, mở ra cánh cửa để đưa Trung Nguyên và G7 ra thế giới.

Năm 2009, cùng chồng thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên. Bà là cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc của Công ty này.

Năm 2010, bà vẫn giữ vai trò Phó Tổng giám đốc thường trực của Tập đoàn Trung Nguyên.

Năm 2011, theo đề nghị của chồng, bà đồng ý chuyển Trung Nguyên International vào hệ thống các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên để thuận lợi hơn cho công việc gia đình và phát triển, điều hành công ty.

Giai đoạn 2006-2014: Tập đoàn Trung Nguyên phát triển mạnh mẽ. Doanh số tăng trưởng từ mức 1.223,6 tỷ đồng trong năm 2008 lên mức 4.177 tỷ đồng trong năm 2014, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 22,7% năm. Cùng với tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận sau thuế của Trung Nguyên cũng ở mức đỉnh cao, đặc biệt vào năm 2014 với lợi nhuận sau thuế là 1.193,1 tỷ đồng - cao nhất của tập đoàn từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này duy trì ở mức cao trên 52,6% năm, từ quy mô tổng tài sản 397,2 tỷ đồng (năm 2008) lên mức 5.024,5 tỷ đồng (năm 2014). Theo đánh giá, Tập đoàn Trung Nguyên đạt giá trị thị trường trên 23,000 tỷ vào năm 2019.

2015 – Nay: Biến cố gia đình và ra mắt thương hiệu King Coffee

Tháng 4/2015, Trung Nguyên đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà tại tập đoàn này.

Ngày 20/9/2018, Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM tuyên khôi phục lại chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà tại Trung Nguyên. Tuy nhiên, đến nay bà vẫn chưa trở về được Trung Nguyên.

Năm 2015 khi đối diện với biến cố Nhóm thao túng cướp trắng Trung Nguyên, bà đã tự thân thành lập ngay King Coffee để giữ gìn hình ảnh và công lao hơn 20 năm đã gầy dựng Trung Nguyên.

Tháng 10/2016, bà cho ra mắt thương hiệu cà phê King Coffee. Thị trường đầu tiên của King Coffee là Hoa Kỳ, tiếp đến là Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…Tháng 7/2017, King Coffee ra mắt thị trường Việt Nam. [12]

Ngày 10/7/2018, King Coffee mở quán cà phê đầu tiên tại thành phố Pleiku, Gia Lai. Bước vào thị trường chuỗi quán.

Tháng 12/2019, King Coffee mở quán tại 27, Dosan-daero 40-gil, Gangnam-gu, Hàn Quốc.

Năm 2020, King Coffee được tạp chí Global Brands Magazine (UK) bầu chọn là “Fastest Growing Coffee Brand for Global” (Thương hiệu cà phê phát triển nhanh nhất trên thị trường quốc tế) và “Most Popular Coffee Brand in Vietnam” (Thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất tại Việt Nam). Riêng bà được Global Brands Magazine trao giải thưởng Doanh nhân được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Food & Beverage.

Tháng 4/2021, King Coffee mở quán đầu tiên tại 321 W Katella Ave Ste 142 Anaheim, CA92802 (Hoa Kỳ), chỉ 10 phút đi bộ đến công viên nổi tiếng Disney. Quán nằm trong khu vực sầm uất Anaheim GardenWalk – trung tâm mua sắm và giải trí ngoài trời phía đông của Disney Resort.

Đặc biệt, ngày 22/12/2021, King Coffee tự hào khi trở thành đơn vị giúp Việt Nam xác lập Kỷ lục Thế giới cho cà phê Robusta Việt Nam, đồng thời cũng là thương hiệu đại diện cho ngành cà phê và nông nghiệp Việt Nam giới thiệu với thế giới tại Expo 2020 Dubai.

Năm 2022, King Coffee được tạp chí hàng đầu của UAE trao tặng danh hiệu “Thương hiệu cà phê Việt Nam phát triển nhanh nhất” (Fastest Growing Vietnamese Coffee Brand UAE 2022)[13]

Tháng 7/2022, King Coffee kỷ niệm 5 năm từ quốc tế trở về Việt Nam và nhanh chóng đánh dấu dự hiện diện của mình tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Cũng từ đây, bà Lê hoàng Diệp Thảo đã đưa King Coffee thần tốc trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, bà cũng triển khai nhiều hoạt động cộng đồng thu hút sự chú ý của xã hội, trong đó nổi bật nhất là dự án Women Can Do với kỳ vọng giúp hàng trăm nghìn phụ nữ trên cả nước khởi sự kinh doanh với số vốn nhỏ và dự án Happy Farmers nhằm hiện thực hóa giấc mơ đưa nông sản Việt Nam ra thế giới, trong đó có cà phê.

Trong 5 năm qua, ngoài các giải thưởng quốc tế, King Coffee nhận được hàng trăm Bằng chứng nhận và giải thưởng trong nước, như "Top 10" công ty đồ uống uy tín năm 2021 nhóm ngành không cồn theo đánh giá của Vietnam Report; "Top 10" ngành bán lẻ tiêu dùng - giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 của Thời báo Kinh tế Việt Nam; Thương hiệu Vàng TPHCM năm 2021 của UBND TPHCM, Sao Vàng Đất Việt năm 2021.

Mục tiêu của bà trong 5 năm tiếp theo: Ở đâu có internet, ở đó King Coffee phải được giới thiệu tới.

Tham khảo

  1. ^ “Nữ tướng cà phê từ những cơn gió ngược”.
  2. ^ “King Coffee kỷ niệm 5 năm trở về Việt Nam: Tiến lên nấc thang mới!”.
  3. ^ “Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Muốn vượt bão phải bay ở tầng cao hơn'.
  4. ^ “Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập dự án hỗ trợ 100.000 phụ nữ khởi nghiệp”.
  5. ^ “Từ quán cà phê đầu tiên đến hành trình chinh phục thế giới”.
  6. ^ “King Coffee kỷ niệm 5 năm trở về Việt Nam: Tiến lên nấc thang mới!”.
  7. ^ “Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - CEO TNI KING COFFEE, chính thức trở thành phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam”.
  8. ^ “Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Muốn vượt bão phải bay ở tầng cao hơn'.
  9. ^ “Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập dự án hỗ trợ 100.000 phụ nữ khởi nghiệp”.
  10. ^ “Bà Lê Hoàng Diệp Thảo được vinh danh "Doanh nhân Việt Nam của năm 2022".
  11. ^ “Từ quán cà phê đầu tiên đến hành trình chinh phục thế giới”.
  12. ^ “King Coffee là gì? Quá trình hình thành và phát triển của King Coffee”.
  13. ^ “King Coffee là thương hiệu cà phê Việt Nam phát triển nhanh nhất tại UAE”.

Liên kết ngoài