Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Phạm Hàm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zup (thảo luận | đóng góp)
Zup (thảo luận | đóng góp)
Dòng 31: Dòng 31:
:- Đề từ một số sách như: ''Quốc triều Khoa bảng lục'' (tự), A.37 và ''Lễ trai văn tập'' (tự), A.1020
:- Đề từ một số sách như: ''Quốc triều Khoa bảng lục'' (tự), A.37 và ''Lễ trai văn tập'' (tự), A.1020


Văn thơ của ông chưa được phổ biến và ngày càng có ít người biết vì sách được lưu giữ trong thư viện đều là chữ Nôm và chữ Hán. Những bài đã được phiên dịch ra hoặc phiên âm ra nhiều người biết như bài phú ''Hương Sơn phong cảnh ca'', bài ''Vịnh con cua'', bài Đề ở lăng Đinh Tiên Hoàng trên núi Mã Yên - ''Mã Yên Sơn Lăng'' và khoảng hơn một chục bài vịnh về Hồ Tây và Hà Nội chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn tập thơ văn của ông.
Văn thơ của ông chưa được phổ biến và ngày càng có ít người biết vì sách được lưu giữ trong thư viện đều là chữ Nôm và chữ Hán. Những bài đã được phiên dịch ra hoặc phiên âm nhiều người biết như bài phú ''Hương Sơn phong cảnh'', bài ''Vịnh con cua'', bài Đề ở lăng Đinh Tiên Hoàng trên núi Mã Yên - ''Mã Yên Sơn Lăng'' và khoảng hơn một chục bài vịnh về Hồ Tây và Hà Nội chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn tập thơ văn của ông.


Ông có đôi câu đối hào hùng khí phách đề trước [http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh:Den_Kiep_Bac.jpg cửa đền Kiếp Bạc] thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Ông có đôi câu đối hào hùng khí phách đề trước [http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh:Den_Kiep_Bac.jpg cửa đền Kiếp Bạc] thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Phiên bản lúc 22:17, ngày 17 tháng 9 năm 2006

Tập tin:Vuphamham.jpg
Vũ Phạm Hàm (1864-1906)

Vũ Phạm Hàm (1864 - 1906) là một người thông minh xuất chúng, đỗ Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi), lịch sử Việt Nam chỉ có ông và Lê Quý Đôn (triều Lê) là đã làm được điều đó.

Tiểu sử

Vũ Phạm Hàm quê ở làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây) tự Mộng Hải, Mộng Hồ, hiệu Thư Trì. Ông đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, giành học vị Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (tức Thám hoa) khoa Nhâm Thìn, Thành Thái thứ tư (1892) nên thường được gọi là Thám Hàm. Khoa này dự vào hàng tam khôi (Đệ nhất giáp) không có Trạng nguyên, Bảng nhãn, chỉ có Thám hoa. Cũng xin nhắc lại là từ triều vua Gia Long nhà Nguyễn đã không lấy đỗ Trạng nguyên tại kỳ thi Đình. Cùng khoa thi với ông còn có Nguyễn Thượng Hiền đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng giáp) và Chu Mạnh Trinh đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân.

Vũ Phạm Hàm đỗ Đệ nhất giáp Tam nguyên lúc 29 tuổi. Triều nhà Nguyễn có ba Tam nguyên: Vị Xuyên Trần Bích San, Yên Đổ Nguyễn Khuyến và ông. Nhưng Vị Xuyên và Yên Đổ tiên sinh đỗ Đệ nhị giáp (Hoàng giáp). Toàn thể lịch sử Việt Nam chỉ có Vũ Phạm Hàm và Lê Quý Đôn (triều Lê) là đỗ Đệ nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi đó. Ông cũng là vị Tam khôi cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Ông làm Giáo thụ rồi thăng Đốc học Hà Nội sung Đồng văn quán, lên đến Án sát Hải Dương thì mất.

Khi ông qua đời, lăng mộ ông được đặt tại làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

Đóng góp và được ghi danh

Thơ văn

Tác phẩm của ông chủ yếu được viết bằng chữ Hán, song cũng có nhiều tập văn thơ phú viết bằng chữ Nôm. Trong thư viện Khoa học Trung ương còn lưu trữ một số sách của ông, được thống kê như sau1:

- Kinh Sử Thi Tập (văn, sử), ký hiệu A.133
- Đường Thuật Hoài (văn), A.2354
- Thám Hoa Văn Tập (văn), A.528
- Hưng Hóa Phú (văn, sử), A.1055
- Thư Trì Thi Tập (văn), tập thơ chữ Hán còn bản chép tay
- Cầu Đơ Tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách (địa), A.173
- Đề từ một số sách như: Quốc triều Khoa bảng lục (tự), A.37 và Lễ trai văn tập (tự), A.1020

Văn thơ của ông chưa được phổ biến và ngày càng có ít người biết vì sách được lưu giữ trong thư viện đều là chữ Nôm và chữ Hán. Những bài đã được phiên dịch ra hoặc phiên âm nhiều người biết như bài phú Hương Sơn phong cảnh, bài Vịnh con cua, bài Đề ở lăng Đinh Tiên Hoàng trên núi Mã Yên - Mã Yên Sơn Lăng và khoảng hơn một chục bài vịnh về Hồ Tây và Hà Nội chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn tập thơ văn của ông.

Ông có đôi câu đối hào hùng khí phách đề trước cửa đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh

Tạm dịch nghĩa là:

Núi Vạn Kiếp đâu đâu cũng có tiếng gươm đao
Sông Lục Đầu không ngọn sóng nào không có tiếng trống trận

Cũng có bản dịch là:

Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng
Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo

Trong thời gian làm báo Đồng Văn (Đồng Văn Quán), bài phú Lê triều tiến sỹ đề danh bi của ông được các báo Trung Hoa thời đó ngợi khen là văn chương lỗi lạc và uyên bác2.


Chú giải 1:  Vũ Phạm Chánh, “Ông nội tôi - Vũ Phạm Hàm”, Báo Người Hà Nội, số 31, 04/08/2006, tr. 2

Chú giải 2:  Trần Hồng Đức, "Tam nguyên Thám Hoa Vũ Phạm Hàm", Tạp chí Xưa và Nay, số 57, 11/1998, tr.19

Ghi danh

Tại Hà Nội, tên của ông đã từng được đặt cho một con phố trong giai đoạn 1945-1964 (thời Pháp thuộc gọi là Voie 104), thuộc Khu 1, gần Ngũ Xã, nay là phố Lạc Chính, Hà Nội. Tại Sài Gòn, từ thời Pháp thuộc đến năm 1975, tên của ông cũng được đặt cho một con phố nằm dọc Kênh Ngang số 3 nối từ Kênh Đôi sang Rạch Lò Gốm (thuộc quận 6), nay là phố Bình Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Bia Tiến sỹ khắc tên ông được đặt tại Quốc Tử Giám, Huế.

Liên kết ngoài