Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yếm thắng vật”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tamnewage (thảo luận | đóng góp)
Thêm chi tiết
Tamnewage (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:


== Ở Việt Nam ==
== Ở Việt Nam ==
Các hoạt động liên quan đến trấn yểm trong lịch sử Việt Nam phải kể đến các truyền thuyết về Cao Biền trấn yểm long mạch thành Đại La. Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền trấn yểm núi Tản Viên, với việc sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để trấn yểm. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng... chôn để trấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại gồm sắt, đồng, vàng, bạc trấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa trấn yểm tới 19 nơi dọc theo dòng sông này.
Các hoạt động liên quan đến trấn yểm trong lịch sử Việt Nam phải kể đến các truyền thuyết về [[Cao Biền]] trấn yểm long mạch [[thành Đại La]]. Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền trấn yểm [[núi Tản Viên]], với việc sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để trấn yểm. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn [[sắt]], [[đồng]]... chôn để trấn yểm [[đền Bạch Mã]] là nơi vị thần [[sông Tô Lịch]] trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại gồm sắt, đồng, [[vàng]], [[bạc]] trấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt bùa trấn yểm tới 19 nơi dọc theo dòng sông này.


Ở [[Sài Gòn]] trước năm 1975 có hai công trình hình [[bát giác]] được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm [[long mạch]], đó là [[hồ Con Rùa]], với rất nhiều [[giai thoại]] mang màu sắc [[huyền bí]], ly kỳ xung quanh mà cho đến bây giờ khoa học vẫn chưa lý giải được hết.
Ở [[Sài Gòn]] trước năm 1975 có hai công trình hình [[bát giác]] được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm [[long mạch]], đó là [[hồ Con Rùa]], với rất nhiều [[giai thoại]] mang màu sắc [[huyền bí]], ly kỳ xung quanh mà cho đến bây giờ khoa học vẫn chưa lý giải được hết.

Phiên bản lúc 04:20, ngày 19 tháng 9 năm 2019

Yếm thắng vật (giản thể: 厌胜物; phồn thể: 厭勝物; bính âm: Yàn shèng wù)[1],trong đó yếm thắng có nghĩa là yếm nhi thắng chi (tiếng Trung: 厌而胜之; bính âm: Yàn ér shèng zhī, nghĩa đen là "tuy đầy đủ (yếm) nhưng vẫn muốn hơn/ được lợi (thắng)", có ý nghĩa đề cập đến việc nguyền rủa hoặc một câu thần chú để đạt được mục tiêu tốt hơn một người, đồ vật hay ác quỷ mà họ chán ghét. Đối tượng kinh tởm là một vật phẩm trong tín ngưỡng dân gian, và nó thường mang màu sắc tôn giáo.[2][3]

Yếm thắng còn được hiểu là trấn yểm (giản thể: 镇魇; phồn thể: 鎮魘; bính âm: Zhèn yǎn hoặc giản thể: 镇厌; phồn thể: 鎮厭; bính âm: Zhèn yàn)[4] trong đó "trấn"[5] nghĩa đen là đè xuống và nghĩa rộng là áp chế, đàn áp, áp phục, canh giữ; "yểm"[6] là giấu đi đồng nghĩa với ếm, ém, nghĩa đen là làm cho một đối tượng bị ếm, ém, yểm không phát triển được. Đây là một thuật ngữ trong phong thủy mô tả một phương pháp làm cho cái xấu, hoặc tốt không phát huy được.[7]

Tác dụng

Trong quá trình xây cất nhà cửa, mồ mả chúng ta có thể gặp những thế đất không tốt. Khi đó phải có những biện pháp để hóa giải. Một trong những cách hóa giải là dùng vật khí để trấn yểm.

Tác dụng chung của trấn yếm là trừ tà hóa sát, biến điều dữ (hung-兇) thành điều lành (cát-吉). Tuy nhiên, "trấn" và "yểm" là hai khái niệm khác nhau. Trấn là đặt các vật khí phong thủy hiện hữu trên mặt đất và nhìn thấy được còn yểm là các vật đó được đem chôn dưới đất, được gói bọc kín.

Vật dùng để yếm thắng

Một loại hình trấn yểm phổ biến là dùng phù lục thường do những người có công năng vẽ ra để dùng vào một mục đích cụ thể như trấn trạch, cầu an trừ tà, cầu tài lộc, chữa bệnh,.v.v Dân gian thường quan niệm sức mạnh và độ bền hoạt động của bùa chú phụ thuộc vào quyền năng của người vẽ.

Ở Việt Nam

Các hoạt động liên quan đến trấn yểm trong lịch sử Việt Nam phải kể đến các truyền thuyết về Cao Biền trấn yểm long mạch thành Đại La. Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền trấn yểm núi Tản Viên, với việc sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để trấn yểm. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng... chôn để trấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại gồm sắt, đồng, vàng, bạc trấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt bùa trấn yểm tới 19 nơi dọc theo dòng sông này.

Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy để trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa, với rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh mà cho đến bây giờ khoa học vẫn chưa lý giải được hết.

Cơ sở khoa học

Trấn yểm có mối liên hệ chặt chẽ với khoa học hiện đại. Bởi thực tế, trấn yểm chính là sự tổng hòa của tri thức kiến trúc, phong thủy, khoa học, tâm linh hòng tìm và phát huy cái tốt, trừ khử cái xấu để cuộc sống con người, xã hội phát triển ổn định hơn.

Trấn yểm không phải là điều mê tín mà nó đã tồn tại từ xa xưa gắn liền với lịch sử dân tộc. Nó có mối liên hệ rất chặt chẽ với khoa học hiện đại và cần được đào sâu nghiên cứu, phân tích, giải thích từng vấn đề. Làm được như vậy, chúng ta mới xóa bỏ những mơ hồ tâm linh để hướng tới những công dụng thực tiễn khoa học mà trấn yểm mang lại.

Tham khảo

  1. ^ 厌胜,汉典
  2. ^ 林志斌. “趨吉避邪:烈嶼民間信仰儀式觀點下的空間防禦系統”. 國立金門大學閩南文化研究所碩士論文. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ 劉敏耀 (14 tháng 4 năm 2017). “辟邪物”. archive.is. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  4. ^ “厭 - Yếm”. Từ điển Hán Nôm. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “鎮 - Trấn”. Từ điển Hán Nôm. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “魘 - Yểm”. Từ điển Hán Nôm. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ “Sự thật về thuật trấn yểm”. Kiến thức. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)