Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Trung Kiên”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
'''Phan Trung Kiên''' (sinh năm [[1946]]) là một quan cấp cao trong [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], hàm [[Thượng tướng]]. Ông nguyên là Ủy viên [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII]], [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX|IX]], [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X|X]], nguyên [[Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam]] ([[2002]] - [[2011]]).
'''Phan Trung Kiên''' (sinh năm [[1946]]) là một tướng lĩnh cấp cao trong [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], hàm [[Thượng tướng]] <ref
name="tdbkqs776">Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Phan Trung Kiên (tr. 776)</ref>. Ông nguyên là Ủy viên [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII]], [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX|IX]], [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X|X]], nguyên Tư lệnh Quân khu 7 (1997 - 2002), [[Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam]] ([[2002]] - [[2011]]). [[Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân]].


==Tiểu sử==
==Tiểu sử==

Phiên bản lúc 06:56, ngày 20 tháng 3 năm 2020

Phan Trung Kiên (sinh năm 1946) là một tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng [1]. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX, X, nguyên Tư lệnh Quân khu 7 (1997 - 2002), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (2002 - 2011). Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiểu sử

Thượng tướng Phan Trung Kiên sinh năm 1946, tại huyện Củ Chi, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh.

Ông mồ côi cha mẹ từ rất sớm. Lúc mới 10 tuổi ông đã tham gia du kích, rồi tham gia biệt động.

Năm 1979, ông là Trung đoàn trưởng trung đoàn Gia Định.

Năm 1985, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 317.

Năm 1990, ông là Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7.

Năm 1995, ông là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh; quân hàm Thiếu tướng.

Năm 1998, ông là Tư lệnh Quân khu 7, Quân hàm Trung tướng.

Tháng 8 năm 1998, được sự ủng hộ cao, ông tham gia tái thành lập trường Thiếu Sinh Quân Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là trường Thiếu Sinh Quân Lê Văn Tám). Và chính thức khai giảng khoá học đầu tiên với hai lớp học (lớp 10 và lớp 11).

Năm 2002, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Năm 2004, ông được phong quân hàm Thượng tướng. Ông kiêm nhiệm chức Trưởng ban Chỉ đạo hội thảo của Bộ Quốc phòng.

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1978 vì những thành tích trong kháng chiến chống Mỹ và làm nhiệm bảo vệ biên giới tây nam tổ quốc.

Thượng tướng Phan Trung Kiên còn được biết đến là người quan tâm và tham gia đến các hoạt động từ thiện. Là vị tướng có tấm lòng nhân đạo cao, nhất là đối với các bà mẹ liệt sĩ, các gia đình chính sách.

Hiện Bác Ba (tên thân mật của Thượng tướng) yếu rất nhiều do những vết thương của chiến tranh để lại. Ông còn có một gia đình hạnh phúc và nhất là Trung tá Phan Quốc Việt (con trai thứ ba) tiếp tục theo sự nghiệp của cha mình. Hiện Trung tá Phan Quốc Việt đang là Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 302 QK7.

Liên kết ngoài

[2]


Tham khảo

  1. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Phan Trung Kiên (tr. 776)
  2. ^ “Chuyện về 52 người con và cháu nuôi của một vị tướng”.