Đa hình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong vật liệu học, đa hình là khả năng mà một vật liệu rắn có thể tồn tại ở nhiều dạng có cấu trúc tinh thể khác nhau. Đa hình có thể thấy trong bất kỳ loại vật liệu kết tinh nào như polymer, khoáng vật, và kim loại, và liên quan đến thù hình, một kiểu đề cập đến nguyên tố hóa học. Hình dạng hoàn chỉnh của vật liệu được miêu tả bởi tính đa hình và các thông số khác như dạng thường tinh thể, tỉ lệ vô định hình hoặc khuyết tật tinh thể. Đa hình liên quan đến các lĩnh vực dược học, hóa nông, chất tạo màu, chất nhuộm, thực phẩm, và chất nổ.

Một số kiểu đa hình của SiC.[1]

Pha Cấu trúc Ký hiệu Ramsdell Stacking Sequence Chú thích
α-SiC sáu phương 2H AB dạng Wurtzit
α-SiC sáu phương 4H ABCB
α-SiC sáu phương 6H ABCACB ổn định và phổ biến nhất
α-SiC thoi 15R ABCACBCABACABCB
β-SiC lập phương tâm mặt 3C ABC Sphalerit

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "The basics of crystallography and diffraction", Christopher Hammond, Second edition, Oxford science publishers, IUCr, page 28 ISBN 0 19 8505531.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]