Đen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

#000000

Màu đen
 
Về các tọa độ này     Các tọa độ màu
Bộ ba hex#000000
sRGBB  (rgb)(0, 0, 0)
CMYKH   (c, m, y, k)(0, 0, 0, 100)
HSV       (h, s, v)(0°, 0%, 0%)
NguồnTheo định nghĩa
B: Chuẩn hóa thành [0–255] (byte)
H: Chuẩn hóa thành [0–100] (một trăm)

Đenmàu do không có hoặc hấp thụ hoàn toàn ánh sáng khả kiến. Nó là một màu sắc nhạt, không có sắc độ, giống như màu trắngxám.[1] Nó thường được sử dụng một cách tượng trưng hoặc nghĩa bóng để tượng trưng cho sự tăm tối.[2] Đen và trắng thường được sử dụng để mô tả các mặt đối lập như thiệnác, Thời kỳ Tăm tối so với Thời kỳ Khai sáng, và đêm so với ngày. Từ thời Trung Cổ, màu đen là màu biểu tượng của sự trang trọng và uy quyền, và vì lý do này, nó vẫn thường được mặc bởi các thẩm phán và quan tòa.[2]

Màu sắc hay ánh sáng[sửa | sửa mã nguồn]

Màu đen có thể được định nghĩa như ấn tượng thị giác khi người ta ở trong khu vực hoàn toàn không có ánh sáng. Điều này ngược lại với màu trắng, là ấn tượng thị giác khi tổ hợp các màu của ánh sáng kích thích đều cả ba loại tế bào cảm quang.

Các loại vật chất hấp thụ hết ánh sáng thì tạo ra cảm giác cho con người là có màu đen (thực tế thì không có loại vật chất nào hiện biết là có khả năng như vậy, nhưng các vật chất gần như vậy thì rất nhiều). Các chất màu đen có thể là do tổ hợp của một vài loại chất màu khác (không nhất thiết phải có màu đen) có khả năng hấp thụ gần như hết mọi thành phần của ánh sáng. Nếu trộn cả ba chất màu gốc cơ bản trong một lượng phù hợp, thì kết quả là nó phản xạ rất ít ánh sáng, vì thế nó cũng được gọi là "đen".

Điều này dẫn đến hai sự miêu tả trái ngược nhau đáng kể nhưng thực tế là bổ sung cho nhau về khái niệm màu đen. Đó là:

  • Màu đen là sự vắng mặt của các thành phần tạo ra ánh sáng.
  • hay tổ hợp đầy đủ của các màu khác nhau của các chất màu. Xem thêm Màu cơ bản.

Tọa độ màu[sửa | sửa mã nguồn]

Số Hex = #000000
RGB    (r, g, b)    =  (0, 0, 0)
CMYK   (c, m, y, k) =  (0, 0, 0, 100) (nếu tính theo thang độ phần trăm).
HSV (h, s, v) =  (0, 0, 0)

Các tổ hợp khác của CMYK[sửa | sửa mã nguồn]

Ở đây tính theo thang độ phần trăm, chứ không tính theo thang độ 0-255 như RGB.

C M Y K Ghi chú
0 0 0 100 tiêu chuẩn
100 100 100 0 mực lý tưởng, chỉ có ý nghĩa lý thuyết
100 100 100 100 kết hợp tiêu chuẩn và mực

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Definition of achromatic. Free Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b Heller 2009, tr. 105–26.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]