Điều này rồi cũng qua

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Điều này rồi cũng qua đi" (tiếng Ba Tư: این نیز بگذرد‎, chuyển tự īn nīz bogzarad, tiếng Anh: This too shall pass) là một câu ngạn ngữ Ba Tư được dịch ra và lưu hành trong nhiều ngôn ngữ khác nhau.[cần dẫn nguồn] Câu ngạn ngữ này phản ảnh về bản chất tạm thời, hữu hạn, hoặc tính phù du của thân phận con người - rằng chẳng có điều gì xấu xa, tốt đẹp, hoặc những khoảnh khắc trong cuộc đời là mãi trường tồn. Cảm nhận chung nhất thường được bày tỏ thông qua văn học thông thái xuyên suốt lịch sử cũng như các nền văn hóa, nhưng cụm từ cụ thể này dường như phát nguyên từ một số bản ghi chép của các nhà thơ Sufi Ba Tư thời trung cổ.

Câu ngạn ngữ được biết đến trong thế giới phương Tây chủ yếu qua một câu chuyện ngụ ngôn Ba Tư được kể lại từ thế kỷ 19 bởi nhà thơ người Anh Edward FitzGerald[1]

Câu ngạn ngữ này cũng được nhắc đến trong bài phát biểu của Abraham Lincoln trước khi ông trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.[2]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện ngụ ngôn do FitzGerald kể lại có thể bắt nguồn từ nửa đầu thế kỷ 19, xuất hiện trên các báo chí Hoa Kỳ sớm nhất là từ năm 1839.[3] Câu chuyện thường liên quan đến một "quốc vương phương Đông" vô danh. Nguồn gốc của câu chuyện bắt nguồn từ các tác phẩm của các nhà thơ Sufi Ba Tư, chẳng hạn như Rumi, SanaiFarid al-Din Attar.[3] Attar ghi chép lại câu chuyện ngụ ngôn về một vị vua quyền lực, tập họp các nhà thông thái lại để tạo ra một chiếc nhẫn có thể khiến ông vui khi buồn. Sau khi cân nhắc, các nhà hiền triết trao cho ông một chiếc nhẫn giản đơn có khắc dòng chữ Ba Tư "Điều này rồi cũng sẽ qua", mang lại hiệu nghiệm như mong muốn.[3]

Câu chuyện này cũng từng xuất hiện trong văn hóa dân gian Do Thái.[4] Nhiều phiên bản của câu chuyện đã được Cơ quan Lưu trữ Văn hóa Dân gian Israel tại Đại học Haifa ghi chép lại.[5] Văn hóa dân gian Do Thái thường xem Solomon là vị vua bị khiêm nhường hóa bởi câu ngạn ngữ này, hoặc là người truyền đạt nó cho người khác.

Trong một số phiên bản, cụm từ này thậm chí còn được đơn giản hóa hơn nữa, xuất hiện dưới dạng từ viết tắt, chỉ có các chữ cái tiếng Do Thái gimel, zayinyodh, bắt đầu bởi các từ "Gam zeh ya'avor" (tiếng Hebrew: גַּם זֶה יַעֲבֹר‏‎, gam zeh yaavor), "điều này rồi cũng sẽ qua."

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Works of Edward FitzGerald”. Polonius: A Collection of Wise Saws and Modern Instances. Houghton, Mifflin & Co. 1887. tr. 433.
  2. ^ Springfield, Mailing Address: 413 S. 8th Street; Us, IL 62701 Phone: 217 492-4241 Contact. “Lincoln on America's Future - Lincoln Home National Historic Site (U.S. National Park Service)”. www.nps.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ a b c Keyes, Ralph (2006). The quote Verifier: Who Said What, Where, and When. Macmillan. tr. 159–160. ISBN 0-312-34004-4.
  4. ^ Leiman, Shnayer Z. (Spring 2008). “Judith Ish-Kishor: This Too Shall Pass”. Tradition: A Journal of Orthodox Jewish Thought. 41 (1): 71–77. JSTOR 23263507.
  5. ^ Taylor, Archer (1968). “This Too Will Pass”. Trong Harkort, Fritz; Peeters, Karel Constant; Wildhaber, Robert (biên tập). Volksüberlieferung: Festschrift für Kurt Ranke. Göttingen: Otto Schwartz. tr. 345–350.