Điểm mã
Trong thuật ngữ mã hóa ký tự, điểm mã hoặc vị trí mã là bất kỳ trị số nào tạo nên không gian mã [1][2]. Các điểm mã đại diện cho hai loại ký hiệu, là các ký tự và các mã để định dạng văn bản [3].
Số lượng điểm mã phát triển theo sự phát triển của công nghệ thông tin - truyền thông. Bảng mã đầu tiên là sơ đồ mã hóa ký tự ASCII bao gồm 128 điểm mã trong phạm vi 0hex đến 7Fhex. Sau đó xuất hiện bảng mã ASCII mở rộng bao gồm 256 điểm mã trong phạm vi 0hex đến FFhex. Khối Unicode bao gồm 1.114.112 điểm mã trong phạm vi 0hex đến 10FFFFhex. Không gian mã Unicode được chia thành 17 mặt phẳng mã (mặt phẳng đa ngôn ngữ cơ bản và 16 mặt phẳng bổ sung), mỗi mặt phẳng có 65.536 (= 216) điểm mã. Do đó, tổng kích thước của không gian mã Unicode là 17 × 65.536 = 1.114.112.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Glossary of Unicode Terms
- ^ “The Unicode® Standard Version 11.0 – Core Specification” (PDF). Unicode Consortium. ngày 30 tháng 6 năm 2018. tr. 22. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.
Trên máy tính, các ký tự trừu tượng được mã hóa bên trong dưới dạng số. Để tạo mã hóa ký tự hoàn chỉnh, cần xác định danh sách tất cả các ký tự cần được mã hóa và thiết lập các quy tắc có hệ thống về cách các số biểu thị các ký tự. Phạm vi số nguyên được sử dụng để mã các ký tự trừu tượng được gọi là không gian mã. Một số nguyên cụ thể trong bộ này được gọi là điểm mã. Khi một ký tự trừu tượng được ánh xạ hoặc gán cho một điểm mã cụ thể trong không gian mã, thì nó được gọi là một mã hóa.
- ^ “The Unicode® Standard Version 11.0 – Core Specification” (PDF). Unicode Consortium. ngày 30 tháng 6 năm 2018. tr. 23. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.
Format: Không hiện ra nhưng ảnh hưởng đến các ký tự lân cận; bao gồm cả các dấu phân cách dòng / đoạn
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Điểm mã. |