Đoàn Thị Lam Luyến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đoàn Thị Lam Luyến[1] sinh năm 1953, là nhà thơ Việt Nam, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996), quê quán tại xã Anh Dũng, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, bà là Tổng Thư ký Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam [2].

Quá trình hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1966 học ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật khu tự trị Tây Bắc.

Giai đoạn (1976-1982) học ở Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.

Sau khi ra trường công tác tại Nhà xuất bản Thanh niên, làm biên tập viên mỹ thuật.

Văn nghiệp|Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Thị Lam Luyến sớm được biết đến từ thập niên 80, 90 (thế kỷ 20) với tập thơ đầu tay mang tên "Lỡ một thì con gái", được độc giả đón nhận và yêu quí nhất là độc giả nữ với chất thơ đầy tình yêu và nữ tính.

Một số bài thơ, câu thơ thường được độc giả yêu thích trích dẫn như:[3]

(Trích trong bài: Ngọ gió cánh diều)
hay:
(Trích trong bài: Em gái)
hay:
(Trích trong bài: Biển trong ta)

Bà chính là tác giả thơ trong bài hát cùng tên Khát Vọng nổi tiếng do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, với những câu như:

Tác phẩm đã xuất bản:

  • Mái nhà dưới bóng cây (thơ, in chung, 1985);
  • Lỡ một thì con gái (thơ, 1989);
  • Cánh cửa nhớ bà (thơ, 1990);
  • Chồng chị chồng em (thơ, 1991);
  • Châm khói (thơ, 1995).

Giải thưởng:

  • Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1989 - 1990.
  • Giải thưởng thơ của Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1995 (tập thơ Châm khói).

Một số sáng tác thơ tiêu biểu [4]:

Khát vọng; Đa mang; Đà Nẵng; Đàn bà; Đêm cành đa; Đến hang Bồ Nâu học đánh cờ; Đợi; Đừng hứa sẽ cho nhau; Ốc đảo; Ông; Bà ngoại; Bầu trời em yêu; Biển trong ta; Cây sồi mùa đông; Có anh; Cống Hồ; Cõi mơ, cõi thực; Châm khói; Chồng chị, chồng em; Chiếc roi đầu tiên; Chiến tranh; Cơn mưa chờ mong; Dáng hình ngọn gió; Dặn con gái; Em đã khôn rồi; Em chấp nhận lời nói dối; Em gái; Em không là thánh thần; Em yêu nhà em; Gọi Thuý Kiều; Gửi tình yêu; Hát với Thị Mầu; Hoạ bố đánh rơi; Huyền thoại một tình yêu; Khách mời; Không có số được vàng; Kiều có ở trong em; Làm quan; Lửa chiều; Mẹ gà ấp trứng tháng năm; Mẹ vẫn chờ; Nào thì giận nhau đi; Nếu biết trước; Nợ Tiền Đường; Ngọn gió cánh diều; Nhớ Hồ Xuân Hương; No đòn; Phép nhân; Rừng; Sao không phải là anh; Tân và Quý; Tìm lửa; Tìm người ở giữa hội Lim; Tìm về bến Đục; Tôi đang khao khát đi tìm; Tự hát; Tháng ba; Thế chấp; Thiên di; Trên lưng cá voi; Trả cho em; Trốn; Trăng biển; Trinh nữ; Trước mùa đông; Tuẫn tiết; Vân dại; Vầng trăng bỏ quên;

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Đoàn Thị Lam Luyến- Thi viên”. Truy cập 02 tháng 8 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  2. ^ “Trò chuyện với nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến- Báo Quảng Ninh”. Truy cập 02 tháng 8 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  3. ^ “Đoàn Thị Lam Luyến- Vườn thơ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 02 tháng 8 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ “Một số bài thơ của Đoàn Thị Lam Luyến, thivien.net”. Truy cập 5 tháng 8 năm 2015.