Đoạn lặp armadillo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 

Đoạn lặp armadillo
Cấu trúc của miền armadillo trên protein beta-catenin.[1]
Danh pháp
Ký hiệu Arm
Pfam PF00514
Pfam clan CL0020
InterPro IPR000225
SMART SM00185
PROSITE PS50176
SCOP 3bct
CDD cd00020

Đoạn lặp armadillo (kí hiệu: ARM) là một môtíp amino acid lặp, đặc trưng, dài 42 đơn phân và được tìm thấy ở nhiều protein. Những protein chứa đoạn lặp armadillo sẽ có nhiều bản sao của nó xếp kế nhau.[2][3] Mỗi đoạn lặp armadillo có một cặp xoắn alpha, tạo thành cấu trúc hình kẹp tăm. Cấu trúc gồm nhiều cấu trúc kẹp tăm gọi là cấu trúc móng ngựa alpha hoặc cuộn dây alpha.

Một số protein chứa đoạn lặp armadillo là β-catenin, α-importin, [4] plakoglobin, [5] adenomatous polyposis coli (APC), [6] và nhiều loại khác.

Tên gọi armadillo (nghĩa là con tatu) đến từ tên gọi cũ của gen mã hóa protein β-catenin của Ruồi giấm thường, nơi đoạn lặp armadillo được khám phá lần đầu tiên. Ban đầu người ta cho rằng β-catenin có chức năng tham gia vào sự dính của cadherin vào khung xương tế bào; tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy protein này còn có tác dụng điều hòa sự tự kết hợp cặp đôi với bản thân của protein α-catenin, từ đó giúp kiểm soát hoạt động nhánh và bó của sợi actin.[7] Dẫu vậy, đoạn lặp armadillo còn xuất hiện ở rất nhiều protein có những chức năng khác. Miền protein này đóng vai trò quan trọng trong tải nạp tín hiệu WNT trong phát triển phôi.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc ba chiều của đoạn lặp armadillo được quan sát lần đầu trong cấu trúc tinh thể của protein β-catenin, chứa 12 đoạn lặp armadillo lặp liên tục để tạo thành cấu trúc siêu xoắn alpha với ba vòng xoắn ở mỗi đơn vị. Cấu trúc hình trụ của nó chứa một rãnh mang điện dương, được cho là để tương tác với bề mặt axit của các chất tác dụng với β-catenin.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Huber AH, Nelson WJ, Weis WI (tháng 9 năm 1997). “Three-dimensional structure of the armadillo repeat region of beta-catenin”. Cell. 90 (5): 871–82. doi:10.1016/S0092-8674(00)80352-9. PMID 9298899. S2CID 18612343.
  2. ^ Peifer M, Berg S, Reynolds AB (1994). “A repeating amino acid motif shared by proteins with diverse cellular roles”. Cell. 76 (5): 789–91. doi:10.1016/0092-8674(94)90353-0. PMID 7907279. S2CID 26528190.
  3. ^ Groves MR, Barford D (1999). “Topological characteristics of helical repeat proteins”. Current Opinion in Structural Biology. 9 (3): 383–9. doi:10.1016/S0959-440X(99)80052-9. PMID 10361086.
  4. ^ Herold A, Truant R, Wiegand H, Cullen BR (tháng 10 năm 1998). “Determination of the functional domain organization of the importin alpha nuclear import factor”. J. Cell Biol. 143 (2): 309–18. doi:10.1083/jcb.143.2.309. PMC 2132842. PMID 9786944.
  5. ^ McCrea PD, Turck CW, Gumbiner B (tháng 11 năm 1991). “A homolog of the armadillo protein in Drosophila (plakoglobin) associated with E-cadherin”. Science. 254 (5036): 1359–61. Bibcode:1991Sci...254.1359M. doi:10.1126/science.1962194. PMID 1962194.
  6. ^ Hirschl D, Bayer P, Müller O (tháng 3 năm 1996). “Secondary structure of an armadillo single repeat from the APC protein”. FEBS Lett. 383 (1–2): 31–6. doi:10.1016/0014-5793(96)00215-3. PMID 8612785.
  7. ^ Nusse, Roel, and Hans Clevers.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]