Bước tới nội dung

Actinolit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Actinolit
Tinh thể actinolit (đen) ở Bồ Đào Nha
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật
Công thức hóa họcCa2(Mg,Fe)5Si8O22(OH)2[1]
Hệ tinh thểđơn tà[2]
Nhận dạng
Màuxanh xám đến lục sẫm, lục vàng và đen.[2] White or grey when in asbestos form
Dạng thường tinh thểphiến, sợi, tỏa tia
Song tinhđơn giản hay tấm
Cát khaihoàn toàn theo 2 hướng.[2]
Vết vỡkhông rõ[2]
Độ cứng Mohs5 - 6[2]
Ánhthủy tinh đến mờ[2]
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờmờ đến trong suốt
Tỷ trọng riêng3,00 (+,10, -,05)[2]
Láng erthủy tinh [2]
Thuộc tính quangkhúc xạ kép với phản ứng tổng hợp bất thường, âm hai trục.[2]
Chiết suất1,606 - 1,641 (+,014)[2]
Khúc xạ kép,022 -,027[2]
Đa sắctrung hòa, vành đến lục tối (trong các đá thì trong suốt)[2]
Huỳnh quangtrơ [2]
Phổ hấp thụvạch không rõ ở 503nm[2]

Actinolit là một khoáng vật silicat amphibol có công thức hóa học Ca2(Mg,Fe)5Si8O22(OH)2.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Actinolit có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp aktis (ἀκτίς), nghĩa "tia sáng" do dạng sợi tự nhiên của nó.[3] (Từ này cũng có nguồn gốc từ nguyên tố hóa học actini.)

Khoáng vật học

[sửa | sửa mã nguồn]

Actinolit là thành viên trung tính trong nhóm dung dịch rắn giữa tremolit giàu magnesi, Ca2Mg5Si8O22(OH)2, và ferro-actinolit giàu sắt, Ca2Fe5Si8O22(OH)2. Các ion Mg và Fe có thể được trao đổi một cách tự do trong cấu trúc tinh thể. Giống như tremolit, asbestiform actinolit được cấu trúc giống như asbest.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Actinolit được tìm thấy phổ biến trong các đá biến chất, như vành tiếp xúc xung quan các đá mácma xâm nhập đã nguội. Nó cũng xuất hiện trong các đá vôi giàu magnesi bị biến chất.

Một vài dạng asbest được hình thành ở dạng actinolit sợi, các sợi nhỏ đến nổi chúng có thể đi vào phổi và làm phá hủy túi phổi.

Một số dạng actinolit được dùng làm đá quý như nephrit là một trong hai loại jade (loại còn lại là một biến thể của pyroxen có tên jadeit).[2]

Một biến thể khác là dạng chatoyant hay được gọi là actinolit mắt mèo. Loại đá này không trong suốt đến mờ và có màu lục đến vàng lục. Dạng biến thể này đã từng bị nhầm lẫn với jade mắt mèo.[2] Actinolit trong suốt thì hiếm gặp và thường được mài giũa theo mặt để làm các bộ sưu tập đá quý.[2] Những nơi cung cấp các dạng actinolit này là Đài LoanCanada.[2] Những nơi có nguồn cung cấp khác là Madagascar, TanzaniaHoa Kỳ.[2]

(ACTINOLIT) Tên tiếng việt
(ACTINOLIT) Tên tiếng việt

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/actinolite.pdf Mineral Handbook
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s (Gia), Gemological. Gem Reference Guide. City: Gemological Institute of America (GIA), 1988. ISBN 0-87311-019-6
  3. ^ Actinolite at Webmineral.org