Agnieszka Graff

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Agnieszka Graff
Sinh1970 (53–54 tuổi)
Warszawa
Nghề nghiệpnhà văn, dịch giả, nhà bình luận, nhà hoạt động nữ quyền và nhân quyền
Ngôn ngữpl
Trường lớpCao đẳng Amherst

Agnieszka Graff-Osser (sinh năm 1970 tại Warszawa),[1] là một nhà văn, dịch giả, nhà bình luận, nhà hoạt động nữ quyền và nhân quyền người Ba Lan. Bà từng theo học Đại học Oxford, Cao đẳng Amherst (Massachusetts, Mỹ) và tốt nghiệp Trường Khoa học Xã hội tại Học viện Khoa học Ba Lan. Bà hoàn thành chương trình Tiến sĩ văn học Anh năm 1999.[2] Năm 2001, bà xuất bản tác phẩm World without women (Thế giới không có phụ nữ), được đề cử cho Giải thưởng Nike năm 2002. Bà làm việc tại Viện Châu Mỹ và Châu Âu của Đại học Warszawa và giảng dạy về nghiên cứu giới tính.[3]

Các bài luận của Agnieszka Graff đã được đăng trên tờ báo Gazeta Wyborcza, Literatura na Świecie (Văn học thế giới) và tạp chí nữ quyền Zadra.

Bà là người đồng sáng lập tổ chức phụ nữ Porozumienie Kobiet 8 Marca (Liên minh phụ nữ ngày 8 tháng 3), tổ chức cuộc tuần hành hàng năm trên đường phố Warszawa nhân ngày Phụ nữ Quốc tế.[4] Trong năm 2007-2010, Agnieszka Graff là thành viên Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền Helsinki.[5]

Bản thân Agnieszka Graff là người Do Thái.[6] Bà là vợ của nhiếp ảnh gia và phóng viên báo chí Pháp Bernard Osser. Họ có một con trai sinh năm 2008.[7] Vào tháng 2 năm 2021, trên mạng xã hội, bà công khai rằng bà đang có một mối quan hệ gần gũi với một người phụ nữ.[8] Trong ấn bản tháng 3 - tháng 4 của tạp chí LGBTIA duy nhất của Ba Lan là Replika, Agnieszka Graff và nhà nhân chủng học văn hóa Magdalena Staroszczyk nói nhiều hơn về mối quan hệ giữa hai người.[9]

Một số tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Świat bez kobiet. Płeć w polskim życiu publicznym. (World without women: gender in Polish public life). Warszawa 2001.
  • Rykoszetem. Rzecz o płci, seksualności i narodzie. (Ricochet : on gender, sexuality, and nation). Warszawa 2008.
  • Magma i inne próby zrozumienia, o co tu chodzi. (Magma: and Other Attempts to Understand, What's Up with It). Warszawa 2010.
  • Matka Feministka. (Mother Feminist), Warszawa 2014.
  • Jestem stąd. (I am from here, an interview with Michał Sutowski), Warszawa 2014.
  • Memy i graffy. Dżender, kasa i seks. (Memes and graffs. Gender, cash and sex, together with Marta Frej), Warszawa 2015


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Graff, Agnieszka (2005). “Dziewczyna opozycjonisty”. Trong Walczewska, Stanisława (biên tập). Feministki. Własnym głosem o sobie. tr. 89–108. ISBN 83-915460-5-5.
  2. ^ Pracownicy, Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2016, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021
  3. ^ “Agnieszka Graff-Osser - Studenci, pracownicy - Uniwersytet Warszawski - USOSweb”. usosweb.uw.edu.pl (bằng tiếng Ba Lan). Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ “Kongres Kobiet” (bằng tiếng Ba Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ “Rada Programowa” (bằng tiếng Ba Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ “Szatani, bądźcie czynni!” (bằng tiếng Ba Lan). Tygodnik Przegląd. 26 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ “Wyprawa, nie wyprawka | Tygodnik Powszechny”. 23 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ “Słynna polska pisarka zrobiła coming out” (bằng tiếng Ba Lan).
  9. ^ Dunin, Kinga (29 tháng 3 năm 2021), “Coming out: znana feministka Agnieszka Graff i jej partnerka Magda Staroszczyk – pierwszy wspólny wywiad | Replika Online”, Replika (bằng tiếng Ba Lan) (90), truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2021