Aleksandr Nikolayevich Sokurov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Alexander Sokurov)
Aleksandr Nikolayevich Sokurov
Sinh14 tháng 6, 1951 (72 tuổi)
Podorvikha, tỉnh Irkutsk
Nghề nghiệpđạo diễn điện ảnh
Năm hoạt động1978 - nay

Aleksandr Nikolayevich Sokurov (tiếng Nga: Алекса́ндр Никола́евич Соку́ров) sinh ngày 14.6.1951 tại Podorvikha, tỉnh Irkutsk là nhà đạo diễn điện ảnh người Nga. Các công trình đáng chú ý của ông gồm có một phim nửa-tài liệu, Russian Ark (2002), và phim Faust (2011), đã đoạt Giải Sư tử vàng, giải cao nhất dành cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venezia năm 2011.[1]

Tiểu sử và dự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sokurov sinh tại Siberia trong một gia đình sĩ quan quân đội Liên Xô. Ông tốt nghiệp ở Phân khoa Lịch sử của Đại học Nizhny Novgorod năm 1974 và năm sau vào học ở Học viện điện ảnh Gerasimov, Moskva. Tại đây ông làm bạn với Andrey Tarkovsky và bị ảnh hưởng sâu xa bởi phim Tấm gương của ông ta. Phần lớn các phim ban đầu của Sokurov đều bị chính quyền Liên Xô cấm. Trong thời kỳ hoạt động ban đầu, ông đã làm nhiều phim tài liệu, trong đó có một phim về phỏng vấn nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và một phóng sự về căn hộ của Grigory KozintsevSankt-Peterburg. Phim Mournful Unconcern của ông đã được đề cử cho Giải Gấu vàngLiên hoan phim Berlin năm 1987.[2]

Phim Mẹ và con trai (1997) là phim đầu tiên của ông được giới điện ảnh quốc tế hoan nghênh. Phim này được phản ánh bởi phim Cha và con trai (2003) khiến các nhà bình luận bối rối vì sự "khiêu dâm đồng tính" ngầm của nó (dù chính bản thân Sokurov đã chỉ trích việc diễn xuất đặc biệt này). Susan Sontag đưa 2 phim của Sokurov vào số 10 phim yêu thích của bà trong thập niên 1990, nói rằng: "Ngày nay, không có đạo diễn nào mà phim của họ khiến cho tôi ngưỡng mộ như vậy".[3] Năm 2006, ông đoạt được giải thưởng điện ảnh của Liên hoan phim quốc tế Mannheim-Heidelberg.

Phim của Sokurov thường tham dự Liên hoan phim Cannes, trong đó có 4 phim của ông đã khởi đầu tại đây. Tuy nhiên, cho tới năm 2010 Sokurov chưa hề đoạt được giải thưởng hàng đầu ở Liên hoan phim quốc tế lớn nào. Cho tới nay, phim thành công nhất của ông về mặt thương mại và bình luận là phim nửa tài liệu Russian Ark (2002), được hoan nghênh chủ yếu vì các hình ảnh như thôi miên và việc quay đơn giản không biên tập.

Sokurov đã quay một phim bộ 4 (tetralogy) khám phá những hiệu quả hư hỏng của quyền lực. Ba bộ đầu dành cho các nhà cai trị nổi bật của thế kỷ XX: Moloch (1999) về Hitler, Taurus (2000) về Lenin, và Vầng thái dương (2004) về hoàng đế Hirohito. Năm 2011 Sokurov đã quay bộ chót: Faust, một phim thuật lại nhân vật Faust trong bi kịch của Goethe. Phim này mô tả bản năng và mưu đồ của Faust trong sự thèm khát quyền lực của anh ta, đã được chiếu ra mắt ngày 8.9.2011 để dự thi ở Liên hoan phim Venezia lần thứ 68.[4] Phim này đã đoạt Giải Sư tử vàng, giải thưởng cao nhất của Liên hoan phim Venezia.[1] Nhà sản xuất phim Andrey Sigle đã nói về Faust nhu sau: "Phim này không có liên quan đặc biệt nào tới các sự kiện đương thời trên thế giới— nó được đặt ở bối cảnh đầu thế kỷ 19—nhưng phản ánh các nỗ lực lâu dài của Sokurov để hiểu biết con người và các sức mạnh nội tại của họ".[5]

Danh mục phim[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Phim tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Maria (Peasant Elegy) (1978–1988)
  • Sonata for Hitler (1979–1989)
  • Sonata for Viola. Dmitri Shostakovitch (1981)
  • And Nothing More (1982–1987)
  • Evening Sacrifice (1984–1987)
  • Patience of Labour (1985–1987)
  • Elegy (1986)
  • Moscow Elegy (1986–1988)
  • Petersburg Elegy (1990)
  • Soviet Elegy (1990)
  • To The Events In Transcaucasia (1990)
  • A Simple Elegy (1990)
  • A Retrospection of Leningrad (1957–1990) (1990)
  • An Example of Intonation (1991)
  • Elegy from Russia (1992)
  • Soldier's Dream (1995)
  • Spiritual Voices (1995)
  • Oriental Elegy (1996)
  • Hubert Robert. A Fortunate Life (1996)
  • A Humble Life (1997)
  • The St. Petersburg Diary: Inauguration of a monument to Dostoevsky (1997)
  • The St. Petersburg Diary: Kosintsev's Flat (1998)
  • Confession (1998)
  • Đối thoại với Solzhenitsyn (1998)
  • dolce… (1999)
  • Elegy of a Voyage (2001)
  • The St. Petersburg Diary: Mozart. Requiem (2004)
  • Elegy of a life: Rostropovich, Vishnevskaya (2006)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Vivarelli, Nick (ngày 10 tháng 9 năm 2011). 'Faust' wins Golden Lion at Venice”. Variety. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2011.
  2. ^ “Berlinale: 1987 Prize Winners”. berlinale.de. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ “Faust - Aleksander Sokurov”. labiennale.org. Venice Biennale. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2011.
  5. ^ Holdsworth, Nick (ngày 12 tháng 5 năm 2009). 'Faust' finishes Russian 'trilogy'. Variety. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]