Bước tới nội dung

Alkylbenzensulfonat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ankylbenzen sulfonat là một loại chất hoạt động bề mặt anion, bao gồm nhóm chức sulfonat ưa nước gắn nhóm chức alkylbenzen kỵ nước. Cùng với natri laureth sunfat, chúng là một trong những chất tẩy rửa tổng hợp lâu đời nhất và được sử dụng rộng rãi nhất và có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, v.v.) và các sản phẩm chăm sóc gia đình (bột giặt, nước rửa chén, bình xịt sạch hơn, v.v.).[1] Vào thập kỷ 1930, người ta tạo ra ankylbenzensunfonat có nhánh, nhưng do không an toàn với sức khỏe và môi trường nên sau này được thay thế bằng ankylbenzensunfonat thẳng. Từ đó, quy mô sản xuất từ khoảng một triệu tấn mỗi năm 1980 lên khoảng 3,5 triệu tấn mỗi năm vào năm 2016, khiến chúng trở thành chất hoạt động bề mặt được ưa chuộng trong xà phòng.

Ankylbenzensunfonat thẳng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ankylbenzensunfonat thẳng được tạo ra từ phản ứng của SO3 và ankylbenzen tao ra axit sunfonic, axit được trung hóa bằng bazo tạo ra muối sunfonat. Ankylbenzen được tạo ra từ phản ứng ankyl hóa của benzen và anken.

Ví dụ: dodecen phản ứng với benzen, tạo ra dodecylbenzen, dodecylbenzen phản ứng với SO3 tạo ra axit dodecylbenzensunfonic, axit được trung hòa bằng NaOH, tạo ra muối natri dodecylbenzensunfonat. Ankylbenzen sunfonat thẳng thay thế cho phân nhánh vì nó có thể phân hủy sinh học

Ankylbenzen tỏa nhánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ankylbenzensunfonat phân nhánh là ankylbenzensunfonat có nhóm chức ankyl phân nhánh. Những chất này được tạo ra từ ankyl hóa benzen bằng cách sử dụng tetrapropylen, là tetramer của propylen. Các sản phẩm thu được đều có độ phân nhánh rất cao. Tetrapropylen thu được từ oligome hóa propylen. So với xà phòng từ chất béo, ankylbenzensunfonat phân nhánh không bị kết tủa với các ion canxi và magie trong nước cứng, tạo bọt tốt. Tuy nhiên cái đuôi phân nhánh của nó làm cho nó trở nên rất bền và không thể phân hủy sinh học. Chất này được cho là nguyên nhân khiến nhiều khu vực nước thải có bọt và gây ô nhiễm