Amomum maximum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amomum maximum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Alpinioideae
Tông (tribus)Alpinieae
Chi (genus)Amomum
Loài (species)A. maximum
Danh pháp hai phần
Amomum maximum
Roxb., 1810
Danh pháp đồng nghĩa
Cardamomum maximum (Roxb.) Kuntze, 1891

Đậu khấu chín cánh[2] (danh pháp khoa học: Amomum maximum) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810.[3][4]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có tại Ấn Độ (quần đảo Andaman, Assam), Bangladesh, Indonesia (quần đảo Tiểu Sunda, Java, Papua), Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Thái Lan, Trung Quốc.[1][5] Được ghi nhận ở cao độ 30-2.370 m (98-7.776 ft).[1]

Tên gọi trong tiếng Trung là 九翅豆蔻 (cửu sí đậu khấu), nghĩa là đậu khấu chín cánh.[6]

Nhánh A. maximum[sửa | sửa mã nguồn]

Nhánh Amomum maximum được phân biệt bằng mào bao phấn nguyên, cụm quả thuôn dài một phần và quả có cánh.[7]

Nhóm Amomum maximum bao gồm các loại cây thân thảo mọc thành cụm (trừ A. glabrum, A. longipetiolatumA. prionocarpum); lưỡi bẹ thường chẻ đôi một phần hoặc toàn bộ; lá bắc đối diện 1-5 hoa; lá bắc con không có, hoặc nếu có thì thường mở, hình mũi mác; chỉ nhị đôi khi hợp sinh với cánh môi tạo thành một ống ngắn phía trên điểm chèn của các thùy tràng hoa; mào bao phấn thường nguyên; quả thường có cánh, không bao giờ nhẵn.[7]

Các thành viên của nhóm này là: A. calcicolum, A. chevalieri, A. chryseum, A. dealbatum, A. glabrum, A. longipetiolatum, A. maximum, A. odontocarpum, A. plicatum, A. prionocarpum, A. repoeenseA. subcapitatum.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Amomum maximum tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Amomum maximum tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Amomum maximum”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c Olander S. B. (2019). Amomum maximum. The IUCN Red List of Threatened Species. 2019: e.T117229157A124278848. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T117229157A124278848.en. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Lê Thị Hương, Trần Thế Bách và Nguyễn Quốc Bình, 2015. Giá trị sử dụng của chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 6: 1150-1154.
  3. ^ Roxburgh W., 1810. VII. Descriptions of several of the Monandrous Plants of India, belonging to the natural order called Scitamineae by Linnaeus, Cannae by Jussieu and Drimyrhizae by Ventenat: Amomum maximum. Asiatick Researches, or Transactions of the Society 11: 344.
  4. ^ The Plant List (2010). Amomum maximum. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ Amomum maximum trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 27-1-2021.
  6. ^ Amomum maximum trong e-flora. Tra cứu ngày 27-1-2021.
  7. ^ a b c V. Lamxay & M. F. Newman, 2012. A revision of Amomum (Zingiberaceae) in Cambodia, Laos and Vietnam. Edinburgh Journal of Botany 69(1): 99-206, doi:10.1017/S0960428611000436, trang 105.