Trung quân lợp nhà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ancistrocladus tectorius)
Trung quân lợp nhà
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Ancistrocladaceae
Chi (genus)Ancistrocladus
Loài (species)A. tectorius
Danh pháp hai phần
Ancistrocladus tectorius
(Lour.) Merr., 1928
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Bembix tectoria Lour.
  • Ancistrocladus extensus Wall. ex Planch.
  • Ancistrocladus pinangianus Wall. ex Planch.
  • Ancistrocladus stelligerus Wall. ex A.DC. in A.P.de Candolle
  • Ancistrocladus extensus var. pinangianus (Wall. ex Planch.) King
  • Ancistrocladus cochinchinensis Gagnep.
  • Ancistrocladus harmandii Gagnep.
  • Ancistrocladus hainanensis Hayata
  • Ancistrocladus carallioides Craib

Trung quân lợp nhà[2] hay còn gọi trung quân nam,[2] dây trung quân (danh pháp khoa học: Ancistrocladus tectorius) là loài thực vật thuộc họ đơn chi Ancistrocladaceae phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam), Campuchia, Ấn Độ (Quần đảo Andaman và Nicobar), Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.[1][3] Tên gọi nó trong tiếng Trung: 钩枝藤, gou zhi teng, câu chi đằng.[4][5]

Cây dây leo nhờ thân có nhánh biến đổi thành mấu cong níu giữ. Lá đơn mọc tập trung đầu nhánh. Phiến hình thuôn ngược, bề mặt láng, không lông. Cuống lá dài 1–2 cm. Hoa mọc đầu nhánh, hoa có đài 5, tràng 5, nhụy 10, noãn sào hạ.[2] Hoa có tràng màu đỏ, quả chín cũng màu đỏ.

Trung quân lợp nhà là loài dây leo vùng cổ nhiệt đới, tìm thấy trong các khu vực núi đất thấp, rừng thường xanh ẩm ướt, rừng nhiệt đới gió mùa, mọc ở các thung lũng và sườn núi từ ngang mực nước biển đến độ cao 1.600 m. Ở một số nơi của Việt Nam, lá cây trung quân được một số dân tộc thiểu số sử dụng lớp mái chống mưa nắng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Kew World Checklist of Selected Plant Families
  2. ^ a b c Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 1; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 446.
  3. ^ “Ancistrocladus tectorius”. Flora of China. eFloras.org.
  4. ^ Taylor, C.M., Gereau, R.E. & Walters, G.M. (2005). Revision of Ancistrocladus Wall. (Ancistrocladaceae). Annals of the Missouri Botanical Garden 92: 360-399.
  5. ^ Pandey, R.P. & Dilwakar, P.G. (2008). An integrated check-list flora of Andaman and Nicobar islands, India. Journal of Economic and Taxonomic Botany 32: 403-500.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]