Ankhhaf
Ankhhaf | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tượng bán thân của Ankhhaf (Bảo tàng Mỹ thuật Boston) | |||||||||
Tể tướng | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
An táng | mastaba G 7510, Meidum | ||||||||
Hôn phối | Hetepheres A | ||||||||
Hậu duệ | Một con gái | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Sneferu |
Ankhhaf là một hoàng tử thuộc Vương triều thứ 4 trong lịch sử Ai Cập cổ đại và là tể tướng dưới triều vua Khufu[1].
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Ankhhaf là con của pharaon Sneferu với một người vợ không được biết đến, tức anh em cùng cha với pharaon Khufu[2]. Ankhhaf đã lấy công chúa Hetepheres A, sinh được một người con gái không rõ tên; người con gái này sinh được một con trai tên là Ankhetef, được nhắc đến trên mộ của Ankhhaf[3].
Hetepheres A là chị em ruột với Khufu, do đó là một người chị em cùng cha với Ankhhaf. Bà được biết đến với các danh hiệu "Con gái cả của nhà vua từ thân của ngài", "Người được Vua yêu quý" và "Nữ tư tế của Sneferu"[4]. Tuy nhiên, người ta không tìm thấy phòng mộ của Hetepheres tại G 7510, có lẽ do bà mất trước khi ngôi mộ hoàn thành[3][4].
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Ankhhaf được gọi là "Con trai trưởng của nhà vua từ thân của ngài" và "Tể tướng, người vĩ đại trong Năm ngôi nhà của Thoth"[4]. Ankhhaf đã tham gia vào việc xây dựng Kim tự tháp Kheops của Khufu và tượng Nhân sư của Khafre.
Vào năm 2013, những mảnh giấy cói của "Nhật ký của Merer" được tìm thấy bởi Pierre Tallet. Cuộn giấy ghi lại việc vận chuyển đá vôi để xây kim tự tháp từ Tura về Giza. Merer là một viên quan chịu trách nhiệm việc này. Ngoài Merer, đặc biệt là tể tướng Ankhhaf cũng được nhắc đến trong văn bản với vai trò là một đốc công trông coi việc xây dựng[5][6].
Mastaba G 7510 của Ankhhaf là một trong những ngôi mộ lớn nhất ở khu nghĩa trang Đông Giza[2][3]. Việc xây dựng ngôi mộ được cho là đã kéo dài đến tận triều đại của Khafre, theo George Andrew Reisner[4].
Tượng bán thân của Ankhhaf
[sửa | sửa mã nguồn]Bức tượng bán thân nổi tiếng bằng của Ankhhaf được xem là một trong những tác phẩm điêu khắc chân thực nhất (không theo hình thức cách điệu), rất hiếm thấy trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Tượng được tạc từ đá vôi và sơn đỏ, màu thường dành cho nam giới trong các tác phẩm điêu khắc (trong khi màu vàng dành cho nữ giới). Khuôn mặt có nét nghiêm nghị, với nụ cười nhếch mép ở môi. Phần tai và tay của tượng đã bị mất, kể cả bộ râu[7]. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Diary of Merer (en.wiki)
- Tượng bán thân của Ankhhaf, Bảo tàng Mỹ thuật Boston
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.56 ISBN 0-500-05128-3
- ^ a b Bertha Porter & Rosalind L.B. Moss (tái bản năm 1974), Topographical Bibliography of Ancient Egyptian Hieroglyphic Texts, Reliefs, and Paintings 3: Memphis, Oxford: The Clarendon Press, tr.196
- ^ a b c George Andrew Reisner & William Stevenson Smith (1955), The Family and General Background of Queen Hetep-Heres I trong A History of the Giza Necropolis: The Tomb of Hetep-Heres the Mother of Cheops: A Study of Egyptian Civilization in the Old Kingdom, quyển 2, tr.1-12, Nhà xuất bản Đại học Harvard
- ^ a b c d Laurel Flentye, "The Mastabas of Ankh-haf (G7510) and Akhethetep and Meretites (G7650) in the Eastern Cemetery at Giza: A Reassessment" trong Zahi Hawass & Janet Richards, The Archaeology and Art of Ancient Egypt - Essays in Honor of David B. O'Connor (Quyển 1), tr.292-295
- ^ Pierre Tallet (2017), Les papyrus de la Mer Rouge I, Le journal de Merer, (papyrus Jarf A et B), MIFAO 136, tr.63, 66 ISBN 9782724707069
- ^ Pierre Tallet & Gregory Marouard (2014), The Harbor of Khufu on the Red Sea Coast at Wadi al-Jarf, Egypt, Journal of Near Eastern Archaeology, 77:1, tr.8-12
- ^ Rita Freed, Lawrence Berman, Denise Doxe (2003), Arts of Ancient Egypt, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, tr.78 ISBN 0-87846-661-4