Apple A12X
Thông tin chung | |
---|---|
Ngày bắt đầu sản xuất | 30 tháng 10 năm 2018 |
Ngày ngừng sản xuất | Hiện tại |
Thiết kế bởi | Apple Inc. |
Nhà sản xuất phổ biến | |
Mã sản phẩm | APL1083[2] |
Xung nhịp tối đa của CPU | đến 2.49[3] GHz |
Bộ nhớ đệm | |
Bộ nhớ đệm L1 | 128 KB instruction, 128 KB data |
Bộ nhớ đệm L2 | 8 MB |
Kiến trúc và phân loại | |
Ứng dụng | Di động |
Công nghệ node | 7 nm[4] |
Vi kiến trúc | Tương thích ARMv8‑A |
Tập lệnh | A64 |
Thông số vật lý | |
Nhân |
|
GPU | 7 nhân thiết kế bởi Apple[4] |
Sản phẩm, mẫu mã, biến thể | |
(Các) biến thể | |
Lịch sử | |
Tiền nhiệm | Apple A10X Fusion |
Apple A12X Bionic là hệ thống trên chip 64 bit (SoC) được thiết kế bởi Apple Inc. Nó lần đầu tiên xuất hiện trong iPad Pro 11 inch và iPad Pro 12,9 inch thế hệ thứ ba, cả hai đều được công bố vào ngày 30 tháng 10 năm 2018.[4] A12X là biến thể của A12 và Apple tuyên bố rằng nó có hiệu suất CPU đơn nhân nhanh hơn 35% và hiệu suất CPU đa nhân nhanh hơn 90% so với người tiền nhiệm A10X.
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]A12X có CPU 64-bit ARMv8-A do Apple thiết kế, với bốn nhân hiệu năng cao được gọi là Vortex và bốn nhân tiết kiệm năng lượng được gọi là Tempest.[4][1] Giống như nhân Mistral, nhân Tempest dựa trên nhân Swift của Apple từ Apple A6 và có hiệu năng tương tự lõi CPU ARM Cortex-A73.[5][6] Đây là SoC đầu tiên của Apple với CPU tám nhân.
A12X tích hợp bộ xử lý đồ họa (GPU) 7 nhân do Apple thiết kế với hiệu năng đồ họa gấp đôi so với A10X.[4] Được nhúng trong A12X là bộ đồng xử lý chuyển động M12.[7] A12X bao gồm phần cứng mạng thần kinh chuyên dụng mà Apple gọi là "Neural Engine thế hệ tiếp theo". Neural Engine này giống như trong A12 [1] có thể thực hiện tới 5 nghìn tỷ phép tính mỗi giây.
A12X được sản xuất bởi TSMC trên tiến trình 7 nm FinFET và nó chứa 10 tỷ bóng bán dẫn [4][1] so với 6,9 tỷ trên A12.[8] A12X được ghép nối với 4 GB RAM LPDDR4X trong iPad Pro 12,9" thế hệ 3 và iPad Pro 11" hoặc 6 GB trong tùy chọn lưu trữ 1TB.[2][9]
Các sản phẩm bao gồm Apple A12X
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ xử lý do Apple thiết kế, một loạt các bộ xử lý di động dựa trên ARM do Apple thiết kế cho các thiết bị điện tử tiêu dùng của họ
- Apple A12
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e Frumusanu, Andrei (ngày 30 tháng 10 năm 2018). “Apple Announces New 11" and 12.9" iPad Pros with A12X SoC”. AnandTech. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2018.
- ^ a b “iPad Pro 11" Teardown”. iFixit. ngày 12 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
- ^ “iPad8,8 - Geekbench Browser”. Geekbench. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
- ^ a b c d e f “New iPad Pro with all-screen design is most advanced, powerful iPad ever” (Thông cáo báo chí). Apple Inc. ngày 30 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2018.
- ^ Frumusanu, Andrei. “The iPhone XS & XS Max Review: Unveiling the Silicon Secrets”. www.anandtech.com. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2019.
- ^ Frumusanu, Andrei. “Apple iPhone XS Review Addendum: Small Core and NN Performance”. www.anandtech.com. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2019.
- ^ “iPad Pro Technical Specifications”. Apple Inc. ngày 30 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2018.
- ^ Summers, Nick (ngày 12 tháng 9 năm 2018). “Apple's A12 Bionic is the first 7-nanometer smartphone chip”. Engadget. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2018.
- ^ Axon, Samuel (ngày 7 tháng 11 năm 2018). “2018 iPad Pro review: "What's a computer?"”. Ars Technica. Condé Nast. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.