Bước tới nội dung

Cá nóc chuột vằn mang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Arothron immaculatus)
Cá nóc chuột vằn mang
Tetraodon sordidus (=A. immaculatus)
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Arothron
Loài (species)T. immaculatus
Danh pháp hai phần
Arothron immaculatus
(Bloch & Schneider, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Tetrodon immaculatus Bloch & Schneider, 1801
    • Tetraodon sordidus Rüppell, 1829
    • Tetraodon parvus Joannis, 1835
    • Tetraodon kunhardtii Bleeker, 1850
    • Tetraodon scaber Eydoux & Souleyet, 1850
    • Tetraodon aspilos Bleeker, 1851

Cá nóc chuột vằn mang[2] (tên khoa học: Arothron immaculatus), còn gọi là cá nóc chuột viền đuôi,[3][4] là một loài cá biển thuộc chi Arothron trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh immaculatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tiền tố im ("không có") và maculatus ("lốm đốm"), hàm ý không rõ, có lẽ đề cập đến việc cơ thể của loài cá này không có vệt đốm hoặc dải sọc nào.[5]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nóc chuột vằn mang được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và bờ biển Đông Phi trải dài về phía đông đến Biển Đông, ngược lên phía bắc đến vịnh Oman, quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và đảo Đài Loan, giới hạn phía nam đến Nam Phi, ÚcNouvelle-Calédonie.[1]

Cá nóc chuột vằn mang sống trên nền đáy bùn hoặc thảm cỏ biển, cũng có thể được bắt gặp ở khu vực cửa sôngrừng ngập mặn, được tìm thấy ở độ sâu khoảng từ 3 đến ít nhất là 30 m.[6]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc chuột vằn mang là 37,5 cm.[6] Thân màu xám hoặc xanh lục nhạt (sẫm màu hơn ở lưng), không có vằn đốm; bụng trắng. Các vây có màu vàng lục. Rìa vây đuôi được viền đen. Một đốm rất lớn bao quanh gốc vây ngực.[7]

Số tia vây ở vây lưng: 9–11; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–10; Số tia vây ở vây ngực: 14–19; Số tia vây ở vây đuôi: 7–10.[2]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam, cá nóc chuột vằn mang là một trong số những loài cá nóc có độc tính rất mạnh,[8] đặc biệt, hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.[9]

Thức ăn chủ yếu của cá nóc chuột vằn mang là các loài thủy sinh tầng đáy.[2]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nóc chuột vằn mang được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh, chủ yếu từ MaldivesIndonesia.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Matsuura, K. (2014). Arothron immaculatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T193805A2279861. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T193805A2279861.en. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Trần Thị Hồng Hoa (2016). “Giống cá nóc chuột Arothron Muller, 1841 ở Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 126–135.
  3. ^ Nguyễn Hữu Hoàng (2008). Nghiên cứu độc tố trong một số loài cá Nóc độc ở biển Việt Nam (PDF) (Thạc sĩ Khoa học tự nhiên). tr. 1–88.
  4. ^ Lê Doãn Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quốc Đảm (2017). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam và vấn đề sử dụng cá nóc ở nước ta” (PDF). Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (1982-2017): 158–166. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Arothron immaculatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  7. ^ John E. Randall (1995). Coastal Fishes of Oman. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 401. ISBN 978-0824818081.
  8. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Thanh Loan (26 tháng 9 năm 2021). “Cách nhận biết và sơ cứu khi ngộ độc hải sản”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.