Arthur Winfree

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Arthur Winfree
Sinh(1942-05-15)15 tháng 5, 1942
St. Petersburg, Florida, Hoa Kỳ
Mất5 tháng 11, 2002(2002-11-05) (60 tuổi)
Quốc tịchMỹ
Giải thưởngGiải Toán học ứng dụng Norbert Wiener
Sự nghiệp khoa học
NgànhSinh học lý thuyết
Nơi công tácĐại học Arizona

Arthur Taylor Winfree (15.5.1942 - 5.11.2002) là nhà Sinh học lý thuyếtĐại học Arizona.

Cuộc đời và Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại St. Petersburg, Florida, Hoa Kỳ.

Ông nổi tiếng về công trình nghiên cứu mô hình toán học của các hiện tượng sinh học: từ rối loạn nhịp tim và các circadian rhythm[1] tới việc tự tổ chức của các tập đoàn slime mold[2] cùng phản ứng Belousov-Zhabotinsky. Winfree được thưởng MacArthur Fellows Program[3] từ 1984 tới 1989 và giải Toán học ứng dụng Norbert Wiener chung với Alexandre Chorin năm 2000.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là cha của Erik Winfree - một người cũng được thưởng MacArthur Fellows Program khác và hiện là giáo sư ở Học viện Công nghệ California - và Rachael Winfree, hiện là giáo sư phụ tá ở Phân khoa Sâu bọ của Đại học Rutgers.

Lý lịch vắn tắt[sửa | sửa mã nguồn]

1965 cử nhân vật lýĐại học Cornell

1970 tiến sĩ sinh học, Đại học Princeton

1969-1972 Giáo sư phụ tá, Đại học Chicago

1972-1979 Phó giáo sư Sinh học, Đại học Purdue

1979-1986 Giáo sư Sinh học, Đại học Purdue

1986-2002 Giáo sư Sinh thái học và Sinh học tiến hóa, Đại học Arizona

1989-2002 Regents Professor, Đại học Arizona

Giải thưởng và Vinh dự[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải, Vinh dự
1961 Westinghouse Science Talent Search Finalist
1982 John Simon Guggenheim Memorial Fellowship
1984 Giải John D. và Catherine T. MacArthur
1989 Giải Einthoven (Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Hà Lan, Viện Tim học liên đại học, và Quỹ Einthoven)
2000 Giải Toán học ứng dụng Norbert Wiener (chung với A. Chorin)
2001 Aisenstadt Chair Lecturer (Trung tâm nghiên cứu Toán học, Đại học Montréal)

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Arthur T. Winfree (2001). Geometry of Biological Time. Springer-Verlag. ISBN 0-387-98992-7. (Second edition, first edition published 1980).
  • Arthur T. Winfree (1987). When Time Breaks Down: The Three-Dimensional Dynamics of Electrochemical Waves and Cardiac Arrhythmias. Princeton University Press. ISBN 0-691-02402-2.
  • Arthur T. Winfree (1987). Timing of Biological Clocks. Scientific American Library, No 19. ISBN 0-7167-5018-X.
  • Editorial (2004). Arthur T. Winfree (1942-2002). Journal of Theoretical Biology, No 230. Đã bỏ qua văn bản “pp. 433-439” (trợ giúp)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ nhịp sinh học trong 24 giờ
  2. ^ loại sinh vật giống như nấm dùng bào tử để sinh sản
  3. ^ cũng gọi là "MacArthur Fellowship" (biệt danh là giải Genius do Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur trao hàng năm cho từ 20 tới 40 công dân Mỹ, thuộc mọi lứa tuổi trong mọi lãnh vực, tỏ ra có công lao đặc biệt và hứa hẹn tiếp tục và nâng cao công trình sáng tạo của mình

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]