BT-5
BT-5 | |
---|---|
BT-5 tại Bảo tàng "Phá vỡ vòng vây Leningrad" gần Kirovsk | |
Loại | Xe tăng kỵ binh hạng nhẹ |
Nơi chế tạo | Liên Xô |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1933–1945 |
Trận | Chiến tranh biên giới Xô – Nhật Chiến tranh mùa đông |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Morozov |
Nhà sản xuất | KhPZ |
Giai đoạn sản xuất | 1933–1935 |
Số lượng chế tạo | 1,884 |
Thông số | |
Khối lượng | 11,5 tấn (11,3 tấn Anh; 12,7 tấn Mỹ) |
Chiều dài | 5,8 m (19 ft 0 in) |
Chiều rộng | 2,2 m (7 ft 3 in) |
Chiều cao | 2,2 m (7 ft 3 in) |
Kíp chiến đấu | 3 (chỉ huy, nạp đạp, lái xe) |
Phương tiện bọc thép | 13 mm giáp đồng nhất |
Vũ khí chính | 45 mm anti-tank gun M1932/38 (20-K) |
Vũ khí phụ | 2 x 7.62 mm DT machine gun |
Động cơ | Mikulin M-17T (V-12) gasoline 450 hp (at 1,750 rpm) |
Công suất/trọng lượng | 32.37 hp/tonne |
Hệ truyền động | Chain drive (tracks: sliding gear) |
Hệ thống treo | Christie |
Khoảng sáng gầm | 0,305 m (1 ft) |
Sức chứa nhiên liệu | 620 lít (160 gal Mỹ) |
Tầm hoạt động | Road: 250 km (160 mi) Off-road: 120 km (75 mi) |
Tốc độ | Road: 72–86 km/h (45–53 mph) Off-road: 50 km/h (31 mph) |
Hệ thống lái | steering stick |
BT-5 (tiếng Nga: БТ-5) là một dòng xe tăng bánh xích hạng nhẹ của Liên Xô, một thế hệ xe tăng trong họ xe tăng BT ("Xe tăng nhanh"). Họ xe tăng này ra đời để phục vụ học thuyết quân sự Liên Xô bấy giờ, theo đó xác định lợi thế của xe tăng nhanh là tốc độ cao, có khả năng di chuyển xa trong thời gian ngắn nhất có thể và hoạt động trong mọi không gian tác chiến. BT-5 được thiết kế để biên chế cho các quân đoàn cơ giới và xe tăng của Hồng quân, được sản xuất bởi Nhà máy đầu máy xe lửa Kharkiv (KhPZ) trong những năm 1933 - năm 1935.
BT-5 là phiên bản cải tiến của xe tăng BT-2 theo hướng tăng cường trang bị pháo và động cơ do Liên Xô sản xuất, chiều cao và trọng lượng của xe tăng lên một chút. Việc sản xuất hàng loạt do Nhà máy Đầu máy Kharkov (KhPZ) bắt đầu thực hiện vào năm 1933. Về vũ khí trang bị, giáp, thông tin liên lạc bên ngoài và khả năng di chuyển, BT-5 không thua kém xe tăng T-26 cùng loại của Liên Xô. Về khối lượng và công suất hoạt động, khả năng cơ động và dự trữ nhiên liệu vượt quá đáng kể. Xe di chuyển trên bánh xích và có hệ thống treo đơn giản hơn so với T-26. Xe khá dễ điều khiển, khả năng cơ động vào và dễ bảo trì, vì vậy rất được các tổ lái ưa chuộng. BT-5 là một trong những xe tăng chủ lực của Hồng quân thời kỳ trước chiến tranh. Năm 1935, phiên bản cải tiến BT-7 ra đời, cấu trúc vỏ giáp hàn thay cho đinh tán, với các thông số kỹ thuật và chiến thuật cao hơn. Việc sản xuất BT-5 dừng lại, nhưỡng chỗ cho BT-7.