Bước tới nội dung

Beauverdia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Beauverdia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Amaryllidaceae
Phân họ (subfamilia)Allioideae
Tông (tribus)Gilliesieae hoặc Leucocoryneae[1]
Chi (genus)Beauverdia
Herter, 1943[2]
Loài điển hình
Beauverdia hirtella
(Kunth) Herter, 1943
Các loài
xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa[3]
  • Ipheion sect. Hirtellum Guagl., 1972
  • Nothoscordum sect. Uniflorum Beauverd, 1908

Beauverdia là một chi thực vật có hoa ở Nam Mỹ trong phân họ Allioideae của họ Amaryllidaceae, bản địa Brasil, UruguayArgentina.[4] Chúng là thực vật thân thảo sống lâu năm có dạng thân hành.[5]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Mối quan hệ họ hàng và phân loại của các loài trong chi này cho tới gần đây chưa được dung giải. Năm 1972, Guaglianone phân chia chi Ipheion Raf., 1836 thành 2 tổ là tổ Hirtellum và tổ Ipheion.[6]

Tổ Hirtellum với mo và 2 lá bắc, chỉ nhị hình dùi và sắp xếp thành 1 loạt, tự do hay hợp sinh cùng kiểu tại đế của chúng, và bao gồm các loài sau: I. hirtellum (Kunth) Traub, I. dialystemon Guagl., I. sellowianum (Kunth) Traub, I. setaceum (Baker) TraubI. vittatum (Griseb.) Traub.

Tổ Ipheion được đặc trưng bởi 1 lá bắc chẻ đôi, chỉ nhị thẳng hợp sinh khác kiểu với ống bao hoa và sắp xếp thành 2 loạt và không bao giờ hợp sinh cùng kiểu tại gốc của chúng. Các loài sau đây được coi là một phần của tổ điển hình: I. sessile (Phil.) Traub, I. tweedieanum (Baker) TraubI. uniflorum (Graham) Raf.

Mặc dù tính đơn ngành của Ipheion không được hỗ trợ trong nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử của tông Gilliesieae,[7] nhưng các loài được đưa vào phân tích của cả hai tổ IpheionHirtellum lại tạo thành 2 nhóm đơn ngành, được gộp như sau: 2 loài của tổ IpheionI. uniflorumI. sessile có quan hệ chị-em với chi Tristagma, trong khi 2 loài của tổ HirtellumI. dialystemonI. hirtellum có quan hệ chị-em với chi Nothoscordum.

Beauverdia Herter, 1943 lần đầu tiên được mô tả năm 1943 như là một chi với 10 loài,[2] bao gồm B. hirtella, B. felipponei, B. lloydiiflora, B. lorentzii, B. recurvifolia, B. sellowiana, B. subsessilis, B. tweedieana, B. unifloraB. vittata.[3] Nguyên ban đầu nó được tạo ra với mục đích phân biệt các loài với cụm hoa chỉ gồm hoa đơn với các loài có cụm hoa gồm nhiều hoa trong phạm vi chi Nothoscordum và các chi khác, một số trong chúng hiện không còn được coi là thành viên của họ Amaryllidaceae. Một số tác giả từ chối đề cập tới nhóm này như một chi khác biệt mà chỉ coi tên gọi này như là từ đồng nghĩa của Ipheion. Một số loài đã từng được chuyển sang các chi khác, như NothoscordumTristagma.[3]

Năm 2014, Beauverdia một lần nữa được phục hồi như là một chi trong tông Gilliesieae, và bao gồm 4 loài.[3]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản tháng 4 năm 2015 của Kew World Checklist[8] chấp nhận 4 loài, theo kết quả nghiên cứu của Sassone et al. (2014):[3]

Tuy nhiên, hiện tại Kew World Checklist không công nhận chi này mà coi nó là đồng nghĩa của Nothoscordum, dựa theo kết quả nghiên cứu của Souza et al. (2016).[9] Cụ thể:

Chuyển đi[sửa | sửa mã nguồn]

Ba loài trước đây xếp trong chi Beauverdia thì hiện tại (tháng 4 năm 2018) được coi là thuộc chi Ipheion.[10]

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Sassone et al. (2014)[3]

 Leucocoryneae 

Leucocoryne

Ipheion

Tristagma

Zoellnerallium = Latace

Nothoscordum

Beauverdia

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sassone, Agostina B.; Arroyo-Leuenberger, Silvia C.; Giussani, Liliana M. (2014). “Nueva Circunscripción de la tribu Leucocoryneae (Amaryllidaceae, Allioideae)”. Darwinia nueva serie. 2 (2): 197–206. doi:10.14522/darwiniana/2014.22.584. ISSN 0011-6793. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ a b Wilhelm Gustav Franz Herter. 1943. Boissiera, Memoires du Conservatoire de Botanique et de l'Institut de Botanique Systématique de l'Université de Genève 7: 507-512
  3. ^ a b c d e f Sassone, Agostina B.; Giussani, Liliana M.; Guaglianone, Encarnación R. (ngày 1 tháng 7 năm 2014). “Beauverdia, a Resurrected Genus of Amaryllidaceae (Allioideae, Gilliesieae)”. Syst. Bot. 39 (3): 767–775. doi:10.1600/036364414X681527.
  4. ^ Tropicos, Beauverdia Herter
  5. ^ “Búsqueda rápida de Géneros 'B'. Flora del Conosur (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto de Botánica Darwinion. 2014. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ Guaglianone, E.R. (1972). “Sinopsis de las especies de Ipheion Raf. y Nothoscordum Kunth (Liliáceas) de Entre Ríos y regiones vecinas”. Darwiniana. 17: 159–242. JSTOR 23215044.
  7. ^ Fay M. F., P. J. Rudall & M. W. Chase. 2006. Molecular studies of Subfamily Gilliesioideae (Alliaceae). Aliso 22(1): 367–371. doi:10.5642/aliso.20062201.30
  8. ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families, Beauverdia
  9. ^ Souza G., Crosa O., Speranza P. & Guerra M. (2016). Phylogenetic relations in tribe Leucocoryneae (Amaryllidaceae, Allioideae) and the validation of Zoellnerallium based on DNA sequences and cytomolecular data. Botanical Journal of the Linnean Society 182(4): 811-824. doi:10.1111/boj.12484
  10. ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families, Ipheion