Bước tới nội dung

Biểu tình Phật giáo tại Huế 1993

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Biểu tình Phật giáo tại Huế 1993 là một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của hơn 40.000 người, bao gồm Phật tử và dân thường, diễn ra tại Chùa Thiên Mụ, Huế vào ngày 24 tháng 5 năm 1993. Cuộc biểu tình đã dẫn đến màn đụng độ với chính quyền Việt Nam và bị dập tắt chỉ sau một ngày.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ đầu thập niên 1990, nhờ những chính sách trong thời kỳ Đổi Mới, cách tiếp cận hoạt động tôn giáo của chính quyền đã được nới lỏng: cho phép tự do thờ cúng nhiều hơn; các chùa chiền, nhà thờ được xây dựng và trùng tu; sự tham gia của các dòng tu tôn giáo vào công tác xã hội,... song mọi khía cạnh, đời sống tôn giáo vẫn bị giới cầm quyền kiểm soát một cách chặt chẽ. Trong bối cảnh trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đã kêu gọi chính phủ công nhận giáo hội, cũng như cho phép sự tự chủ trong việc quản lý giáo hội, trả lại tài sản bị tịch thu trước 1975 và trả tự do cho những tù nhân tôn giáo, chính trị. Năm 1992, Tăng thống thứ tư của giáo hội là Thích Huyền Quang đã viết bản kiến nghị phản đối việc chính phủ giải tán GHPGVNTN vào năm 1981 và yêu cầu cho phép giáo hội này hoạt động trở lại. Phản ứng lại hành động này, chính quyền đã cho người lục soát các ngôi chùa để tìm bản sao bản kiến nghị của Thích Huyền Quang, thẩm vấn những người sở hữu nó và trong một số trường hợp là bắt giữ những người ủng hộ nhà sư. Căng thẳng giữa giáo hội và chính quyền đã dần leo thang kể từ thời điểm này, kéo theo các cuộc biểu tình diễn ra công khai, cả ôn hòa lẫn bạo lực, và vấp phải sự đàn áp dứt khoát từ nhà nước.[1]

Nhiều nhà sư, lãnh đạo cấp cao trong Giáo hội Phật giáo Thống nhất đã bị bắt giữ và quản thúc tại gia như một nước đi của chính quyền nhằm dẹp bỏ tổ chức. Nổi bật trong số này có vụ bắt giữ Thích Huyền Quang vào ngày 29 tháng 12 năm 1994 và Thích Quảng Độ vào ngày 5 tháng 1 năm 1995. Theo sau từng vụ bắt giữ này sẽ là vụ bắt giữ nhắm vào những nhà sư khác trong giáo hội, như vụ bắt giam 5 nhà sư vì có ý định quyên góp cho tổ chức từ thiện lũ lụt dưới danh nghĩa GHVGVNTN. Theo một thống kê của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vào năm 1995, có ít nhất hai chục Phật tử đang ở trong tình trạng bị giam giữ tại Việt Nam kể từ 1992 đến thời điểm báo cáo được xuất bản; 5 người trong số này không rõ tung tích. Đáng chú ý, những nhà sư bị bắt không được chính quyền xem như là người của tôn giáo; họ bị cáo buộc bằng tên gọi thế tục thay vì tên gọi tôn giáo, và họ cũng bị buộc phải mặc thường phục khi đến tòa án thay vì mặc áo cà sa. Những vụ bắt bớ các nhà sư đều được hợp thức hóa qua điều 70 của Hiến pháp Việt Nam năm 1992; điểm b, c trong điều 81 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1981 và điều 5 trong Nghị định số 69 của Hội đồng Bộ trưởng; cùng với đó là các phiên tòa xét xử công khai nhà sư, bất chấp việc hành động này đi ngược lại những điều nằm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký và thông qua vào năm 1982.[1]

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Cái chết của Thích Đôn Hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ bắt giữ Thích Trí Tú[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ quả[sửa | sửa mã nguồn]

Các vụ biểu tình liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên xét xử kín những người tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng sự Tiếng chuông chùa[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Vietnam: The Suppression of the Unified Buddhist Church”. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (bằng tiếng Anh). tháng 3 năm 1995. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]