Bước tới nội dung

Boudhanath

Bảo tháp Boudha
𑐏𑐵𑐳𑑂𑐟𑐶 𑐩𑐵𑐴𑐵𑐔𑐿𑐟𑑂𑐫
खास्ति माहाचैत्य, बौद्ध स्तूप
Đại bảo tháp
Tôn giáo
Giáo pháiPhật giáo, Ấn Độ giáo
Vị trí
Vị tríKathmandu, Nepal
Boudhanath trên bản đồ Nepal
Boudhanath
Vị trí trên bản đồ Nepal
Tọa độ địa lý27°43′17″B 85°21′43″Đ / 27,72139°B 85,36194°Đ / 27.72139; 85.36194
Kiến trúc
Thể loạiStupa
Chiều cao (tối đa)36 mét (118 ft)[1]
Tên chính: Bauddhanath, một phần của Thung lũng Kathmandu
Thể loạiVăn hóa
Tiêu chíiii, iv, vi
Công nhận1979 (Kỳ họp 3), sửa đổi năm 2006
Tài liệu tham khảo121bis-005
Quốc gia   Nepal

Boudhanath (tiếng Nepal: बौद्ध स्तुप, còn được gọi là Khāsa Chaitya, Nepal Bhasa Khāsti, Bảng chữ cái Prachalit Nepal: 𑐏𑐵𑐳𑑂𑐟𑐶 𑐩𑐵𑐴𑐵𑐔𑐿𑐟𑑂𑐫, Tây Tạng tiêu chuẩn Jarung Khashor, Wylie: bya rung kha shor) là một bảo tháp ở Kathmandu, Nepal.[2] Nằm ở vùng ngoại ô phía đông bắc, cách trung tâm Kathmandu khoảng 11 km, Mạn-đà-la khổng lồ của phù đồ này khiến cho công trình trở thành một trong những bảo tháp hình cầu lớn nhất ở Nepal.[3]

Bảo tháp Phật giáo Boudha thống trị đường chân trời; đây là một trong những bảo tháp lớn nhất thế giới. Dòng người tị nạn lớn từ Tây Tạng đã chứng kiến việc xây dựng hơn 50 Gompa (tu viện Tây Tạng) quanh Boudha. Kể từ năm 1979, bảo tháp Boudha trở thành một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Cùng với Swayambhunath, thì đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong khu vực thành phố Kathmandu.

Bảo tháp nằm trên tuyến đường thương mại cổ từ Tây Tạng, đi vào thung lũng Kathmandu bởi làng Sankhu ở góc đông bắc, đi qua bảo tháp Boudha và đến bảo tháp cổ và nhỏ hơn của Chā-bahī có tên là Charumati (thường được gọi là "tiểu Boudhanath"). Sau đó, nó rẽ thẳng về phía nam hướng qua sông Bagmati đến Lalitpur, do đó bỏ qua thành phố chính của thung lũng là thủ đô Kathmandu (được thành lập sau này).[2] Các thương nhân Tây Tạng đã nghỉ ngơi và cầu nguyện ở đây trong nhiều thế kỷ. Khi những người tị nạn vào Nepal từ Tây Tạng trong những năm 1950, nhiều người đã quyết định sinh sống quanh Boudhanath. Bảo tháp được cho là nơi lưu giữ hài cốt của Phật Ca Diếp.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Gopālarājavaṃśāvalī nói rằng Boudhanath được thành lập bởi vua Śivadeva của Licchavi (590–604), mặc dù các biên niên sử khác ở Nepal viết rằng vua Mānadeva (464–505).[4][5] Các nguồn tin Tây Tạng cho rằng một gò đất trên địa điểm đã được khai quật vào cuối thế kỷ 15 hoặc đầu thế kỷ 16 và thi hài của vua Aṃshuvarmā (605–621) đã được phát hiện ở đó.[6]

Thiệt hại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tái tạo lại bảo tháp Boudhanathsau trận động đất Nepal.

Trận động đất vào tháng 4 năm 2015 khiến bảo tháp Boudhanath bị hư hại nặng nề, vết nứt nghiêm trọng toàn bộ đến tận chóp. Do đó, toàn bộ cấu trúc phía trên mái vòm và các di tích tôn giáo mà nó chứa đựng phải được tháo gỡ ra, công việc hoàn thành vào cuối tháng 10 năm 2015. Việc tái thiết bắt đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 2015 với việc đặt nghi thức sắp đặt của một cột trung tâm mới hay "cây sự sống" để đặt bảo tháp trên đỉnh vòm.[7]

Bảo tháp được mở cửa trở lại vào ngày 22 tháng 11 năm 2016. Việc cải tạo và tái thiết được tổ chức bởi Ủy ban Phát triển khu vực Boudhanath. Quá trình sửa chữa được tài trợ hoàn toàn từ nguồn kinh phí đóng góp bởi các cá nhân từ các nhóm và tình nguyện viên Phật giáo. Theo đó, công việc đã tiêu tốn 2,1 triệu đôla Mỹ và hơn 30 kg vàng. Công trình được sửa chữa chính thức được khánh thành bởi Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal. Tuy nhiên, chính phủ Nepal đã bị chỉ trích vì tiến độ chậm chạp trong việc tái thiết các công trình di sản bị hư hại do động đất như đền thờ, với nhiều hạng mục chưa được sửa chữa.[8][9]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cục Khảo cổ học (Nepal). “Bouddha Stupa”. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ a b Snellgrove, David. Indo-Tibetan Buddhism: Indian Buddhists and Their Tibetan Successors, 2 vols., p. 365. (1987) Shambhala Publications, Boston. ISBN 0-87773-311-2 (v. 1); ISBN 0-87773-379-1 (v. 2).
  3. ^ “Fables of Boudha Stupa and Changunarayan”. nepalnews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2007.
  4. ^ Shah, Rishikesh (1990). Ancient and Medieval Nepal. Ratna Pustak Bhandar. tr. 123. ISBN 978-0-7855-0252-4.
  5. ^ Ehrhard, Franz-Karl (1990). "The Stupa of Bodhnath: A Preliminary Analysis of the Written Sources." Ancient Nepal - Journal of the Department of Archaeology, Number 120, October–November 1990, pp. 1-6.
  6. ^ Ehrhard, Franz-Karl (1990). "The Stupa of Bodhnath: A Preliminary Analysis of the Written Sources." Ancient Nepal – Journal of the Department of Archaeology, Number 120, October–November 1990, pp. 7–9.
  7. ^ “Boudha Stupa”. Nepal Trekking. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ “Nepal's earthquake-hit Boudhanath stupa reopens after restoration”. The Guardian. ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ “Nepal earthquake: Boudhanath monastery reopened”. BBC News. ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]