Buddhavaṃsa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản chuyển ngữ của
Buddhavaṃsa
Tiếng AnhChronicle of Buddhas
Tiếng Pali𑀩𑀼𑀤𑁆𑀥𑀯𑀁𑀲
Tiếng Miến Điệnဗုဒ္ဓဝင်
Tiếng Trung Quốc佛种姓经, 佛史
Tiếng Nhật仏種姓経(ぶっしゅしょうきょう、ブッダ・ヴァンサ)
Tiếng Tháiพุทธวงศ์
Tiếng ViệtKinh Phật chủng tính, Phật sử
Thuật ngữ Phật Giáo

Buddhavaṃsa (hay Kinh Phật chủng tính, Phật sử) là một bộ kinh điển Phật giáo mô tả về cuộc đời Phật Gautama và 24 vị Phật toàn giác trong quá khứ đã tiên đoán về sự giác ngộ của Phật Gautama.[1][2] Đây là cuốn thứ mười bốn của Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikāya), là cuốn thứ năm cũng là cuốn cuối cùng của Kinh tạng (Sutta Piṭaka).[3] Kinh tạng là một trong ba pitakas (bộ phận chính) tạo thành Tam tạng (Tripiṭaka), hay Kinh điển Pali của Thượng tọa bộ (Theravāda).[4]

Cùng với Apadāna (Thánh nhân ký sự) và Cariyāpiṭaka (Sở hạnh tạng / Hạnh tạng), Buddhavaṃsa được hầu hết các học giả cho là đã được viết vào thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên, và do đó là phần bổ sung muộn cho Kinh điển Pāli.[5][6]

Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

Chương đầu tiên kể về việc Phật Gautama, để thể hiện thần thông của mình, đã tạo ra một con đường nạm ngọc trên bầu trời.[7] Khi nhìn thấy điều này, Sāriputta đã hỏi Đức Phật:

"Hỡi bậc đại anh hùng, vô thượng trong loài người, quyết tâm của ngài là gì? Hỡi bậc trí tuệ, vào lúc nào, ngài đã khao khát đạt được giác ngộ tối thượng? ... Hỡi bậc trí tuệ, người dẫn dắt thế giới, mười sự toàn hảo của ngài là gì? Làm thế nào để đạt tới sự toàn hảo cao hơn, những sự toàn hảo tối thượng?"[8]

Để đáp lại, Đức Phật đã truyền lại phần còn lại của Buddhavaṃsa.[9]

Trong chương thứ hai, Phật Gautama đã kể về một tiền kiếp trong quá khứ xa xôi, có một cư sĩ tên là Sumedha, đã được Phật Dīpankara thọ ký rằng "Trong thời đại tiếp theo, ông sẽ trở thành một vị Phật có tên là Gautama.",[10] và nói với ông về mười điều toàn hảo mà ông cần phải thực hành.

Các chương 3 đến 26 là những câu chuyện về 24 vị Phật trong lịch sử đã đạt được Phật quả trong khoảng thời gian giữa Dīpankara và Gautama, và những hành động công đức mà Gautama đã thực hiện với họ trong các kiếp trước.

Chương 27 kể về cuộc đời của Phật Gautama.[1]

Chương 28 đề cập đến ba vị Phật trước Dīpankara,[1][11] và vị Phật tương lai Maitreya.[1][12]

Chương 29 kể về việc phân phối xá lợi của Phật Gautama sau khi ngài nhập diệt.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Buddha Dharma Education Association (2014). “Suttanta Pitaka: Khuddaka Nikāya: 14.Buddhavamsa-History of the Buddhas”. Guide to Tipiṭaka. Tullera, NSW, Australia: Buddha Dharma Education Association. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ Hinüber (1996), A Handbook of Pāli Literature, p. 43.
  3. ^ “Manual of Buddhist Terms and Doctrines (Pali dictionary)”. palikanon.com. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ Lancaster, LR (2005). “Buddhist books and texts: canon and canonization”. Encyclopedia of religion (ấn bản 2). New York: Macmillan Reference USA. tr. 1252. ISBN 978 00-286-5733-2.
  5. ^ A textual and Historical Analysis of the Khuddaka Nikaya – Oliver Abeynayake Ph. D. , Colombo, First Edition – 1984, p. 113.
  6. ^ Horner (1975), The minor anthologies of the Pali canon, p. x. "It would seem that, however much Bv may be a latecomer to the Pali Canon, or however slight its metrical interest, its merits which may be said to include the clear-cut way in which it organizes its somewhat unusual contents...."
  7. ^ Horner (1975), The minor anthologies of the Pali canon, p. 1. Bv I, 5: "Come, I will display the unsurpassed power of a Buddha: in the zenith I will create a Walk adorned with jewels."
  8. ^ Horner (1975), The minor anthologies of the Pali canon, p. 8.
  9. ^ Horner (1975), The minor anthologies of the Pali canon, p. 9.
  10. ^ “Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra”. Translations from the Taishō Tripiṭaka. Lapis Lazuli Texts. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2014.
  11. ^ Horner (1975), The minor anthologies of the Pali canon, p. 96. Regarding the three Buddhas who came before Dīpankara, Bv XXVII, 1 states: "Immeasurable eons ago there were four guiders away: these Conquerors, Tanhankara, Medhankara, Saranankara and Dīpankara the Self-Awakened One were in one eon."
  12. ^ Horner (1975), The minor anthologies of the Pali canon, p. 97. Regarding Metteyya, Bv XXVII, 19: "I [Gautama Buddha] at the present time am the Self-Awakened One, and there will be Metteyya...."

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]