Cá mù làn chấm hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá mù làn chấm hoa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Scorpaeniformes
Họ (familia)Scorpaenidae
Chi (genus)Dendrochirus
Loài (species)D. zebra
Danh pháp hai phần
Dendrochirus zebra
(Cuvier, 1829)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Pterois zebra Cuvier, 1829
  • Dendrochirus sausaulele Jordan & Seale, 1906

Cá mù làn chấm hoa[2] (danh pháp: Dendrochirus zebra) là một loài cá biển thuộc chi Dendrochirus trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ ý nghĩa của từ định danh zebra, có thể là đề cập đến các vệt sọc dọc màu nâu cam và trắng xám giống như ngựa vằn ở loài cá này.[3]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cá mù làn chấm hoa có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận từ biển ĐỏĐông Phi trải dài đến về phía đông đến quần đảo Marshall, quần đảo SamoaTonga, ngược lên phía bắc đến bờ nam Nhật Bản (gồm quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc (gồm cả đảo Lord Howeđảo Norfolk) và quần đảo Kermadec.[4]

Cá mù làn chấm hoa cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam, như tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[5] hòn Cau (Bình Thuận),[6] bờ biển Ninh Thuận,[7] vịnh Vân Phong[8]vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), cũng bao gồm quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[9] Ở vịnh Nha Trang thì chúng là loài cá mù làn phổ biến nhất.[10]

Cá mù làn chấm hoa sống trên nền đá sỏisan hô của rạn san hô, đầm phá và trong các hang hốc, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 115 m.[11]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá mù làn chấm hoa là 25 cm.[11]

Loài này có các dải sọc màu nâu cam hoặc đỏ nâu, xen kẽ với các vạch màu sáng, trên mỗi dải sáng có các sọc nâu cam/đỏ nâu mảnh hơn. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có các đốm đen nhỏ. Vệt nâu đen trên má băng qua mắt và trên nắp mang. Vệt hình chữ T nằm ngang rõ rệt trên cuống đuôi. Tia vây ngực có tối đa là hai nhánh. Gốc vây ngực có mảng đen với nhiều chấm trắng.

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5–7; Số tia vây ngực thường là 17 (ít khi là 15, 16 hoặc 18).[12]

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Cá mù làn chấm hoa

Trong một nghiên cứu sinh học tại vịnh Nha Trang, cá đực thuần thục sinh dục khi đạt chiều dài trên 10,6 cm, ước tính 50% cá cái trưởng thành ở chiều dài khoảng 11,3 cm.[13] Trứng được thụ tinh có đặc điểm là hình cầu không đều, vùng quanh noãn (perivitelline) hẹp, vỏ trứng nhẵn và trong suốt, noãn hoàng đồng nhất, trong suốt và không màu, đường kính ~0,79 (0,74−0,81) mm. Một giọt lipid duy nhất có đường kính ~0,15 (0,146−0,153) mm nằm trong noãn, giọt không màu hoặc có màu hồng vàng. Trứng nở sau khoảng 25,5 giờ. Khi mới nở, chiều dài cơ thể cá bột là 1,6–1,7 mm.[14]

Cá mù làn chấm hoa ăn động vật giáp xác nhỏ và cá, là loài phối hợp săn mồi (2–3 cá thể).[15] Để kêu gọi sự hợp tác, chúng xòe vây để báo hiệu các cá thể đồng loài và dị loài như Pterois antennata về sự hiện diện của con mồi. Những cá thể trợ giúp sẽ dồn con mồi vào góc bằng cách căng rộng vây ngực. Những cá thể khởi xướng thường ra đòn đầu tiên vào con mồi, nhưng sau đó cả nhóm sẽ luân phiên tấn công. Kết quả cho thấy, tín hiệu mời hợp tác có thể là đặc trưng của họ Cá mù làn, vì những cá thể khác loài cũng phối hợp săn mồi thành công như những cá thể cùng loài. Không những vậy, chúng còn chia sẻ chiến lợi phẩm bắt được với các thành viên trợ giúp trong cuộc săn mồi.[16]

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Cá mù làn chấm hoa được đánh bắt chủ yếu để phục vụ cho ngành buôn bán cá cảnh, ít có giá trị thương mại.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Motomura, H. & Matsuura, K. (2016). Dendrochirus zebra. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T69793953A69800937. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T69793953A69800937.en. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  3. ^ Christopher Scharpf biên tập (2022). “Order Perciformes (part 9): Family Scorpaenidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Pterois zebra. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  5. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  10. ^ Astakhov, D. A. (2018). “Fauna of Lionfishes of the Genus Dendrochirus (Scorpaenidae, Pteroinae) on Coral Reefs of Nha Trang Bay (South China Sea, Central Vietnam)” (PDF). Journal of Ichthyology. 58 (5): 679–687. doi:10.1134/S0032945218050016. ISSN 1555-6425.
  11. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Dendrochirus zebra trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  12. ^ Matsunuma, Mizuki; Motomura, Hiroyuki (2019). “Redescription of Dendrochirus zebra (Scorpaenidae: Pteroinae) with a new species of Dendrochirus from the Ogasawara Islands, Japan”. Ichthyological Research. 66 (3): 353–384. doi:10.1007/s10228-019-00681-1. ISSN 1616-3915.
  13. ^ Pavlov, D. A.; Emel’yanova, N. G. (2019). “Biological Characteristics of Dendrochirus zebra (Cuvier, 1829) (Scorpaeniformes: Scorpaenidae) from Nha Trang Bay, South China Sea”. Russian Journal of Marine Biology. 45 (2): 75–85. doi:10.1134/S106307401902010X. ISSN 1608-3377.
  14. ^ Shadrin, A. M.; Emel’yanova, N. G. (2019). “Embryonic and Larval Development and Some Reproductive-Biology Features of Dendrochirus zebra (Scorpaenidae)” (PDF). Journal of Ichthyology. 59 (1): 38–51. doi:10.1134/S0032945219010156. ISSN 1555-6425.
  15. ^ Rizzari, J. R.; Lönnstedt, O. M. (2014). “Cooperative hunting and gregarious behaviour in the zebra lionfish, Dendrochirus zebra” (PDF). Marine Biodiversity. 44 (4): 467–468. doi:10.1007/s12526-014-0215-6. ISSN 1867-1624.
  16. ^ Lönnstedt, Oona M.; Ferrari, Maud C. O.; Chivers, Douglas P. (2014). “Lionfish predators use flared fin displays to initiate cooperative hunting”. Biology Letters. 10 (6): 20140281. doi:10.1098/rsbl.2014.0281. ISSN 1744-957X. PMC 4090549. PMID 24966203.