Công ty Xe hơi SsangYong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Công ty Ô tô SsangYong)
Công ty Xe hơi SsangYong
Tên bản ngữ
쌍용자동차 주식회사
Loại hình
Công ty cổ phần
Công ty đại chúng
Công ty đa quốc gia
Mã niêm yếtKRX: 003620
Ngành nghềCông nghiệp ô tô
Tình trạngĐang hoạt động
Thành lập4 tháng 3 năm 1954; 70 năm trước (1954-03-04)[1]
Trụ sở chínhPyeongtaek, Gyeonggi, Hàn Quốc
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Pawan Kumar Goenka
(chủ tịch)
Yea Byung-tae
(CEO)
Lee Yoo-il
(CEO)
Sản phẩmXe hơi
Sản lượng
Tăng 119,142 (2012)[1]
Doanh thuTăng 2.874 tỷ Won (2012)[1][2]
Tăng 98.12 tỷ Won (2012)[2]
Tăng 105.93 tỷ Won (2012)[2]
Tổng tài sảnTăng 1.85 tỷ Won (2012)[2]
Tổng vốn
chủ sở hữu
Tăng 800.66 tỷ Won (2012)[2]
Số nhân viênTăng 4,365 (2012)[1]
Công ty mẹMahindra & Mahindra (74.65%)
Websitesmotor.com

SsangYong (Hangul: 쌍용 자동차) là một công ty sản xuất ô tô đa quốc gia của Hàn Quốc, đây là hãng xe có quy mô lớn thứ 3 tại đất nước này.[3] Trụ sở chính được đặt tại thành phố Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi. Chủ tịch kiêm CEO đương nhiệm của SsangYong hiện nay là các ông Yea Byung-tae, Lee Yoo-il (quốc tịch Hàn Quốc) và Pawan Kumar Goenka (quốc tịch Ấn Độ).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1954 với tên gọi ban đầu là công ty cổ phần ô tô Hadong-hwan, sau đó đổi tên thành công ty ô tô Dong-A vào năm 1977. Năm 1998, công ty lại đổi thành tên gọi như hiện nay. Trong tiếng Hàn, "SsangYong" có nghĩa là "Song Long" - tức 'Hai con rồng'.

Cuối năm 2004, SAIC đã mua lại 49% cổ phần của SsangYong, con số này sau đó tiếp tục tăng lên mức 51%.

Bảo hộ phá sản[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9/1/2009, hãng xe có quy mô nhỏ nhất Hàn Quốc nộp đơn xin được bảo hộ phá sản lên Tòa án Tối cao nhằm bảo vệ tài sản khỏi các chủ nợ, sau khi tình hình kinh doanh xuống dốc, chịu tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời, tổ chức mẹ SAIC cũng quyết định không rót thêm tiền.

Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2009, để phản đối kế hoạch cắt giảm 30% nhân sự từ phía ban lãnh đạo công ty. Các công nhân và kỹ sư đã tổ chức đình công quy mô lớn, họ tiến hành chiếm giữ nhà máy sản xuất chính đặt tại thành phố Pyeongtaek của Ssangyong trong vòng 77 ngày.

Ngày 8/12/2009, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết cuối cùng về kế hoạch giải cứu Ssangyong, theo đó SAIC sẽ bị buộc phải cắt giảm số giá trị cổ phần mà họ hiện sở hữu của Ssangyong từ 51% xuống còn 11.2%. Đồng thời, SsangYong phải chịu trách nhiệm hoàn trả dần khoản nợ trên 1 tỷ đô la Mỹ của mình trong vòng 10 năm tới.

Tháng 8 năm 2010, đại diện của SsangYong Motors chính thức ra tuyên bố, rằng tập đoàn Mahindra & Mahindra đến từ Ấn Độ là nhà thầu được ưu tiên lựa chọn để mua lại 51% cổ phần của công ty này. Biên bản ghi nhớ đã được hai phía ký kết vào ngày 26/08/2010. Các thủ tục mua lại được hoàn thành sau đó, vào tháng 3 năm 2011.

Tuy nhiên hiện nay, Ssangyong vẫn tiếp tục nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Hãng không thể trả nổi khoản vay 54,4 triệu USD và đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao vào ngày 21 tháng 12 năm 2020.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Annual Report 2013. Korean Automobile Industry” (PDF). Korea Automobile Manufacturers Association. ISBN 978-89-8056-042-4. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ a b c d e “2012 Consolidated Financial Statements” (PDF). SsangYong Motor. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ Mỹ Anh (28 tháng 8 năm 2020). “Tương lai mơ hồ của hãng xe lớn thứ ba Hàn Quốc”. Báo điện tử VnExpress.
  4. ^ Thi, Vân (23 tháng 12 năm 2020). “Hãng xe Hàn Quốc SsangYong nộp đơn xin phá sản”. Công an nhân dân. Truy cập 23 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]