Cảm giác kèm
Cảm giác kèm (tiếng Anh: synesthesia hay synæsthesia) là một hiện tượng tri giác, trong đó một kích thích của một con đường về giác quan hay nhận thức dẫn đến những trải nghiệm không tự ý ở một con đường về giác quan hay nhận thức khác.[1][2][3][4]
Với một loại cảm giác kèm thường gặp, được gọi cảm giác kèm tự vị → màu (grapheme → color synesthesia), các chữ cái và chữ số được cảm giác là có màu sắc cố hữu.[5][6] Với tính cách hóa số-chữ (ordinal linguistic personification, OLP), các số, ngày trong tuần, và tháng trong năm gợi lên tính cách,[7][8] trong khi với loại không gian–dãy hoặc khuôn số (number form), chúng gợi lên những vị trí chính xác trong không gian (chẳng hạn 1980 có thể "xa hơn" 1990) hoặc có thể cảm giác một năm là một bản đồ ba chiều.[9][10][11] Một loại nữa mới được khám phá, cảm giác kèm chuyển động thị giác → âm thanh, làm cho nghe tiếng động khi nào thấy chuyển động thị giác và ánh sáng lung linh.[12] Hơn 60 loại cảm giác kèm được báo cáo,[13] nhưng chỉ có một số loại được các nhà khoa học nghiên cứu.[14] Ngay cả trong nhóm người có cùng loại, mỗi người có thể cảm giác kèm đến độ khác nhau,[15] và mỗi người nhận thấy khả năng cảm giác kém đến độ khác nhau.[16]
Tuy các ẩn dụ đa giác quan (thí dụ như "câu văn sáng sủa") đôi khi được coi là có tính "cảm giác kèm", nhưng cảm giác kèm thật sự là không tự ý. Có ước lượng rằng tỷ lệ người có cảm giác kèm có thể cao đến một trong 23 người khi tính vào các loại.[17] Chứng cảm giác kèm truyền mãi trong gia đình, nhưng cách di truyền chưa rõ. Nó cũng được báo cáo trong lúc sử dụng ma túy, sau khi bị đột quỵ, trong lúc lên cơn động kinh thùy thái dương (temporal lobe epilepsy), hoặc do mù mắt hay điếc tai. Cảm giác kèm không có nguồn gốc di truyền được gọi "cảm giác kèm tự sinh" (adventitious) để phân biết với những loại "bẩm sinh" thông thường hơn. Cảm giác kèm tự sinh do ma túy hoặc đột quỵ (nhưng không do mù điếc) hình như chỉ gây ra một số liên kết giác quan như âm thanh → thị giác hoặc tiếp xúc → thính giác; không có hay không có nhiều trường hợp được biết đến có liên quan đến kiến thức hay văn hóa, như là tự vị, từ vị, ngày trong tuần, hoặc tháng trong năm.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều về cảm giác kèm vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhưng hội chứng chủ yếu bị bỏ rơi vào giữa thế kỷ 20 và chỉ mới được nhà nghiên cứu hiện đại khám phá lại.[18] Các nhà nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh rằng sự kiện cảm giác kèm có thể có ảnh hưởng dáng điệu đo được, và các bài nghiên cứu dùng hình ảnh thần kinh chức năng đã nhận ra những kiểu mẫu kích thích não khác nhau.[6] Nhiều người có cảm giác kèm lợi dụng khả năng đặc biệt của họ trong quá trình sáng tạo, và nhiều người không có cảm giác kèm đã sơn vẽ tác phẩm nghệ thuật để cố gắng bắt chước hội chứng này. Các nhà tâm lý học và nhà thần kinh học nghiên cứu về cảm giác kèm để rút kinh nghiệm về những quá trình nhận thức và tri giác đều có trong người thường và người có cảm giác kèm.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Cytowic, Richard E. (2002). Synesthesia: A Union of the Senses (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Cambridge, Massachusetts: Nhà xuất bản MIT. ISBN 0-262-03296-1. OCLC 49395033. Đã định rõ hơn một tham số trong
|author=
và|last=
(trợ giúp) - ^ Cytowic, Richard E. (2003). The Man Who Tasted Shapes (bằng tiếng Anh). Cambridge, Massachusetts: Nhà xuất bản MIT. ISBN 0-262-53255-7. OCLC 53186027. Đã định rõ hơn một tham số trong
|author=
và|last=
(trợ giúp) - ^ Richard E. Cytowic (2009). Wednesday is Indigo Blue: Discovering the Brain of Synesthesia (bằng tiếng Anh). Lời bạt: Dmitri Nabokov. Cambridge, Massachusetts: Nhà xuất bản MIT. tr. 309. ISBN 0-262-01279-9 Kiểm tra giá trị
|isbn=
: giá trị tổng kiểm (trợ giúp). Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp) - ^ John E. Harrison (1996). Synaesthesia: classic and contemporary readings (bằng tiếng Anh). Oxford: Blackwell Publishing. ISBN 0-631-19764-8. OCLC 59664610. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- ^ Anina N. Rich (2002). “Anomalous perception in synaesthesia: a cognitive neuroscience perspective”. Nature Reviews Neuroscience (bằng tiếng Anh). 3 (1): 43–52. doi:10.1038/nrn702. PMID 11823804. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- ^ a b Edward M. Hubbard (2005). “Neurocognitive mechanisms of synesthesia”. Neuron (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Cell. 48 (3): 509–520. doi:10.1016/j.neuron.2005.10.012. PMID 16269367. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- ^ Julia Simner (2007). “Ordinal linguistic personification as a variant of synesthesia”. Journal of Cognitive Neuroscience (bằng tiếng Anh). 19 (4): 694–703. doi:10.1162/jocn.2007.19.4.694. PMID 17381259. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- ^ Daniel Smilek (2007). “When '3' is a jerk and 'E' is a king: personifying inanimate objects in synesthesia”. Journal of Cognitive Neuroscience (bằng tiếng Anh). 19 (6): 981–992. doi:10.1162/jocn.2007.19.6.981. PMID 17536968. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- ^ Galton, Francis (1880). “Visualized Numerals” (PDF). Nature (bằng tiếng Anh). 22: 494–495. doi:10.1038/021494e0. Đã định rõ hơn một tham số trong
|author=
và|last=
(trợ giúp) - ^ Xavier Seron (1992). “Images of numbers, or 'When 98 is upper left and 6 sky blue'”. Cognition (bằng tiếng Anh). 44 (1–2): 159–196. doi:10.1016/0010-0277(92)90053-K. PMID 1511585. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- ^ Noam Sagiv; Simner, Julia; James Collins; Brian Butterworth; Jamie Ward (2006). “What is the relationship between synaesthesia and visuo-spatial number forms?”. Cognition (bằng tiếng Anh). 101 (1): 114–128. doi:10.1016/j.cognition.2005.09.004. PMID 16288733.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Melissa Saenz (2008). “The sound of change: visually-induced auditory synesthesia” (PDF). Current Biology (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Cell. 18 (15): R650–R651. doi:10.1016/j.cub.2008.06.014. PMID 18682202. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)[liên kết hỏng]
- ^ Day, Sean (2009). “Types of synesthesia”. Synesthesia (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong
|author=
và|last=
(trợ giúp) - ^ Campen, Crétien van (2007). The Hidden Sense: Synesthesia in Art and Science (bằng tiếng Anh). Cambridge, Massachusetts: Nhà xuất bản MIT. ISBN 0-262-22081-4. OCLC 80179991. Đã định rõ hơn một tham số trong
|author=
và|last=
(trợ giúp) - ^ Edward M. Hubbard (2005). “Individual differences among grapheme-color synesthetes: brain-behavior correlations” (PDF). Neuron (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Cell. 45 (6): 975–85. doi:10.1016/j.neuron.2005.02.008. PMID 15797557. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
- ^ Campen, Cretien van (2009). “The Hidden Sense: On Becoming Aware of Synesthesia” (PDF). Revista Digital de Tecnologias Cognitivas (TECCOGS) (bằng tiếng Anh). Đại học Công giáo São Paulo. 1: 1–13. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong
|author=
và|last=
(trợ giúp) - ^ Julia Simner; Catherine Mulvenna; Noam Sagiv (2006). “Synaesthesia: the prevalence of atypical cross-modal experiences”. Perception (bằng tiếng Anh). Pion. 35 (8): 1024–1033. doi:10.1068/p5469. PMID 17076063.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Campen, Crétien van (1999). “Artistic and psychological experiments with synesthesia”. Leonardo (bằng tiếng Anh). 32 (1): 9–14. doi:10.1162/002409499552948. Đã định rõ hơn một tham số trong
|author=
và|last=
(trợ giúp)