Cổng thông tin:Chăm Pa/Lịch sử/Lưu trữ/0

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
| Trang 0/0 |

Chiến tranh Việt–Chiêm

là cuộc chiến do vua Lê Thánh Tông của Đại Việt phát động năm 1471 nhằm chống lại vương quốc Chiêm Thành ở phương Nam. Quân đội Đại Việt thắng lớn, và Chiêm Thành suy yếu đến mức hầu như không còn được nhắc đến trong sử sách.

Cuộc tấn công của Đại Việt đã gây ra cái chết cho 60.000 quân và dân Chiêm Thành và khoảng 30.000 người bị bắt làm nô lệ. Kinh đô Vijaya của Chiêm Thành bị phá hủy. Do mất nước, rất nhiều người Chiêm đã phải di cư sang Khmer và bán đảo Malacca. Miền bắc của Chiêm Thành được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Nhiều người Chăm bị ép làm nô lệ và bị buộc phải đồng hóa vào xã hội Đại Việt.

Sau khi Trà Toàn đã bị bắt, tướng nước Chiêm là Bô Trì Trì chạy đến Phan Lung, chiếm giữ đất Chiêm, xưng là chúa Chiêm Thành. Trì Trì chiếm giữ được một phần năm đất đai trong nước, sai sứ sang xưng làm tôi và xin vào cống nạp. Lê Thánh Tông phong cho Trì Trì làm vương, lại phong hai tước vương nữa ở Hoa AnhNam Bàn, gồm ba nước, để làm kế ràng buộc họ. Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia là nước Hoa Anh. Nam Bàn ở vùng núi phía tây nước Hoa Anh. Nước Chiêm Thành từ đây chính thức bị chia làm ba.

Chiến tranh Việt–Chiêm

là cuộc chiến do vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt phát động vào mùa hè năm 982 nhằm bình định vùng lãnh thổ bắc Bạch Mã của Vương quốc Chăm Pa. Quân Đại Cồ Việt đã giết được Bê Mi Thuế của Chiêm Thành, tàn phá tiềm lực Chiêm Thành ở đất Quảng Nam - Quảng Ngãi.

Chiến tranh Việt–Chiêm

là cuộc chiến do nhà Lý phát động năm 1044 nhằm tấn công nước Chiêm Thành ở phương Nam với lý do người Chiêm bỏ nộp cống cho nhà Lý trong suốt 16 năm.

Chiến tranh Việt–Chiêm

là cuộc chiến do vua Lý Thánh Tông của Đại Việt phát động năm 1069 nhằm đánh vương quốc Chiêm Thành ở phương Nam với lý do người Chiêm từ chối thần phục nhà Lý.

Chiến tranh Việt–Chiêm

là một cuộc chiến giữa nước Đại Việt thời hậu kỳ nhà Trần và nước Chiêm Thành do Chế Bồng Nga lãnh đạo. Vào những năm 1330, Đại ViệtĐế quốc Khmer trở nên suy yếu do biến đổi khí hậu, nạn đói tràn lan, góp phần vào sự hồi sinh của Chiêm Thành vào thế kỷ 14. Năm 1360, Chế Bồng Nga lên nắm quyền, và yêu cầu nhà Trần trả lại một số vùng đất đã dâng trước đây. Từ những năm 1360, Chiêm Thành bắt đầu vào một loạt cuộc chiến liên tục kéo dài gần ba thập kỷ với Đại Việt và nhiều lần giành được thắng lợi. Thành Thăng Long nhiều lần rơi vào tay người Chiêm trong suốt cuộc chiến. Năm 1377, Trần Duệ Tông tổ chức một cuộc phản công và tiến vào tiến quân đến tận thành Đồ Bàn, nhưng cuối cùng bị phục kích bên ngoài thành và bỏ mạng. Năm 1390, Chế Bồng Nga bị giết trong một trận thủy chiến với sự giúp đỡ của một tướng Chiêm đào tẩu.

Một yếu tố quyết định thắng lợi của quân Đại Việt trong trận Hải Triều, là vũ khí thuốc súng và hỏa khí sát thương, khiến Chế Bồng Nga bị giết năm 1390. Kết thúc chiến tranh, cả hai bên đều cạn kiệt nguồn nhân lực và vật lực, đạt được rất ít thành quả trong khi phải chịu đựng thiệt hại lớn. Nhà Trần mất quyền lực vào tay Hồ Quý Ly năm 1400.

Chiến tranh Việt–Chiêm

là cuộc chiến giữa nhà Hồ nước Đại Ngu và nước Chiêm Thành phía nam. Ban đầu nhà Hồ chiếm được đất đai mà tương đương với nam Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi ngày nay; nhưng sau đó, do cuộc xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ thất bại và Chiêm Thành đã lấy lại những đất đai từng bị nhà Hồ chiếm.

Chiến tranh Việt–Chiêm

là cuộc chiến do thái hậu nhiếp chính Nguyễn Thị Anh của Đại Việt phát động năm 1446 nhằm bình định vương quốc Chiêm Thành. Quân Đại Việt đã bắt sống được vua Maha Vijaya của Chiêm Thành đem giải về kinh sư.