Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Bài viết tiêu biểu/12

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại vùng Đông Á đã tăng gấp gần 5 lần diện tích quốc gia.

Đế quốc Nhật Bản (tiếng Nhật: 大日本帝國; Hán-Việt: Đại Nhật Bản Đế Quốc) là thể chế của Nhật Bản từ 9 tháng 11 năm 1867 đến 2 tháng 9 năm 1945, khoảng thời gian bao gồm các thời kỳ lịch sử Minh Trị (明治時代), Đại Chính (大正時代) và Chiêu Hòa (昭和時代 ). Những hoàng đế Nhật trong giai đoạn này gồm có Mutsuhito, YoshihitoHirohito.

Đế quốc Nhật Bản, Phát xít ÝĐức Quốc Xã nằm trong khối Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả ba đều có chủ trương làm bá chủ toàn cầu. Trước cuộc chiến này, hải quân Nhật thuộc hạng mạnh nhất nhì thế giới, đủ sức đánh bại NgaTrung Quốc. Sau năm 1940, khi kỹ nghệ phát triển vượt bực và quân lực tăng cường tối đa, Nhật bắt đầu đặt kế hoạch xâm lăng láng giềng - Trung Quốc, Đại HànĐông Nam Á.

Vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch oanh tạch trải thảm quy mô vào các thành phố của Nhật trong một nỗ lực hũy hoại kỹ nghệ và làm lung lay tinh thần của người Nhật. Những chiến dịch này gây ra thiệt hại nặng nề về nhân mạng cho hàng trăm ngàn người dân nhưng không khiến nước Nhật đầu hàng. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki đã chết bởi hai vụ nổ cũng như bởi hậu quả của chúng. Các vụ ném bom nguyên tử này là lần đầu tiên và cũng hy vọng là lần cuối được sử dụng để chống một nước thù địch khác trong thời chiến.

Bảy ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Đế quốc Nhật Bản ký giấy đầu hàng vô điều kiện và kết thúc chiến tranh với phe Đồng Minh bằng tuyên bố Potsdam.