Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Tin Lành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
   Cổng thông tin
       
Tin  Lành
     
"Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng gọi người tội lỗi."
Phúc âm Ma-thi-ơ 9: 13
    

Dẫn nhập

Mục tiêu tối hậu của những nhà cải cách tôn giáo ở châu Âu vào thế kỷ 16 là đem hội thánh trở lại với giáo huấn nguyên thủy của Kinh Thánh, theo nhận định của họ, đã bị giáo hội lãng quên. Do đó, trải qua nhiều thế kỷ giáo hội đã bị thế tục hóa kể từ khi trở thành một định chế quyền lực với ảnh hưởng bao trùm châu Âu, cả trong thần quyền lẫn thế quyền. Từ quan điểm ấy, những nhà cải cách rao giảng một đức tin, theo họ, chỉ lập nền trên giáo huấn của Chúa Giê-xu và các vị sứ đồ...

Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustine, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo La Mã, về sau ông tách rời khỏi Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Âu châu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới một tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với cựu giáo là Công giáo). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáoChính thống giáo Đông phương.

Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Cơ Đốc giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Kháng Cách. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh (không phải truyền thống hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội) là nguồn chân lý duy nhất, và tin rằng chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa mà con người được cứu rỗi. Những luận điểm chính của thần học Kháng Cách được tóm tắt trong Năm Tín lý Duy nhất.

Thuật từ Kháng Cách có nguồn gốc từ tiếng Latin protestatio, nghĩa là công bố, được dùng để chỉ thư kháng nghị của các vương hầu và đại biểu các thành phố thuộc Thánh chế La Mã phản đối nghị quyết của Nghị viện Speyer năm 1529, nghị quyết này khẳng định lập trường của Nghị viện Worm chống lại cuộc Cải cách Kháng Cách. Lúc ấy, người ta gọi những người ủng hộ thư kháng nghị và lập trường cải cách là kẻ phản kháng. Từ đó, thuật từ Kháng Cách, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, được dùng để chỉ Cơ Đốc giáo phương Tây không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng.

Trích dẫn Kinh Thánh




Rô-ma 4: 18 - 25



Người trông cậy khi chẳng còn lẽ cậy trông,
cứ tin,
và trở nên cha của nhiều dân tộc,
theo lời đã phán cho người:
Dòng dõi ngươi sẽ như thể ấy.

Người thấy thân thể mình hao mòn,
vì đã gần trăm tuổi,
và thấy Sa-ra không thể sinh nở được nữa,
song đức tin chẳng kém.

Người chẳng có lưỡng lự hoặc hoài nghi
về lời hứa của Đức Chúa Trời,
nhưng càng mạnh mẽ trong đức tin,
và ngợi khen Đức Chúa Trời,

vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa,
Ngài cũng có quyền làm trọn.

Cho nên đức tin của người
được kể là công chính.

Vả, ấy chẳng phải chỉ vì một mình người
mà có chép rằng
đức tin người đã được kể là công chính,

nhưng cũng vì chúng ta nữa,
đức tin được kể là công chính cho chúng ta,
là kẻ tin Đấng đã làm cho Chúa Giê-xu,
Chúa chúng ta,
sống lại từ cõi chết,

Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta,
và sống lại vì sự xưng công chính của chúng ta.


(Bản Truyền Thống 1926)

Bạn có biết?

  • ... gần một nửa dân số nước Mỹ (49%) tin rằng tình dục ngoài hôn nhân là tội lỗi; nhiều phụ nữ tin điều này hơn nam giới (53% - 45%); quan điểm trên nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong cộng đồng Tin Lành (91%), theo một cuộc khảo sát của LifeWay thực hiện tại Hoa Kỳ trong tháng 4 năm 2016?
  • ... trong một bài thuyết giảng ở Vatican hôm 23 tháng 2 năm 2017, Giáo hoàng Francis nhận xét, “Thật đáng xấu hổ khi nói một đàng mà làm một nẻo. Đó là sống hai mặt.” Ông giải thích, “Có những người nói rằng, ‘Tôi là người Công giáo mộ đạo, trung tín lãnh nhận Bí tích thánh thể, tôi tham gia hội đoàn này hội đoàn nọ,’” ông thêm, “nhưng trong số họ có những người nên nói, “tôi không theo nếp sống Cơ Đốc, xén bớt tiền công, bóc lột người khác, làm những việc bẩn thỉu, rửa tiền, tôi sống hai mặt.” Rồi nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo kết luận, “Biết bao nhiêu lần chúng ta vẫn nghe người khác nói, ‘nếu đó là người Công giáo, thì thà làm người vô thần còn hơn’”?

Đọc trong tuần

Ba Ẩn sĩ là một truyện ngắn của văn hào Nga Leo Tolstoy kể về ba ẩn sĩ sống trên một hoang đảo để cầu nguyện và suy ngẫm về "sự cứu rỗi linh hồn mình"...

Một giám mục đi từ Archangel đến tu viện Solovétsk. Trên tàu, ngoài giám mục còn có nhiều người hành hương. Thời tiết tốt, chuyến đi thuận buồm xuôi gió. Những người hành hương tụ tập trên boong tàu ăn uống và tán gẫu. Giám mục cũng lên boong; khi đang đếm bước, ông nhận thấy một nhúm người tú tụm chỗ gần mũi tàu, chăm chú nghe một ngư dân vừa chỉ tay ra biển vừa kể chuyện. Giám mục dừng lại, nhìn theo hướng người đàn ông đang chỉ, nhưng chẳng thấy gì ngoài làn nước lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ông đến gần, lắng nghe; nhưng khi người đàn ông nhìn thấy giám mục thì vội cất mũ chào rồi im lặng. Những người khác cũng cất mũ cúi chào.

‘Đừng bận tâm, các bạn’, vị giám mục cất tiếng trấn an, ‘ta đến để nghe chuyện mà thôi.’

‘Ông ấy đang kể cho chúng con nghe về những ẩn sĩ.’ một người đáp lời, đó là một thương nhân, anh dạn dĩ hơn những người còn lại.

‘Những ẩn sĩ nào?’ giám mục hỏi lại, cùng lúc ông đi về phía hông tàu rồi đến ngồi trên một thùng gỗ. ‘Kể cho ta nghe với. Ta cũng thích nghe. Anh đang chỉ tay về cái gì?’

‘Hòn đảo nhỏ mà chúng ta đang thấy đó,’ người đàn ông trả lời, đưa tay chỉ một chấm nhỏ chếch về hướng phải. ‘Đó là hòn đảo các ẩn sĩ đang sống để cứu rỗi linh hồn của họ.’

‘Đảo nào đâu?’ giám mục hỏi lại. ‘Ta chẳng thấy gì cả.’

‘Kia kìa, ở đằng xa, xin ngài nhìn theo tay con. Ngài có thấy một đám mây nhỏ? Ngay dưới nó hơi chếch về phía trái, nó chỉ là một vạch mờ. Đó là hòn đảo.’

Giám mục chăm chú nhìn nhưng vẫn không thấy gì ngoài mặt nước lung linh dưới ánh mặt trời.

'Ta chẳng thấy gì cả,’ ông nói, ‘Nhưng những ẩn sĩ ấy là ai mà sống ở đó?’

‘Họ là những thánh nhân,’ người đánh cá trả lời.

‘Từ lâu rồi con vẫn nghe chuyện về họ, nhưng chưa bao giờ tận mắt thấy họ cho đến cuối năm vừa rồi.’

Người đánh cá kể, trong một lần ra khơi đánh cá anh bị kẹt lại trong đêm trên đảo mà không biết mình đang ở đâu. Đến sáng, khi đang thơ thẩn tình cờ anh tới một cái chòi đất và gặp một ông lão đứng gần đấy. Liền khi ấy, hai người nữa bước ra, họ cho anh ăn, hong khô quần áo, vật dụng của anh, và giúp anh sửa thuyền.

‘Trông họ như thế nào?’ giám mục hỏi.

Ảnh trong tuần




Áp-ra-ham ra đi theo lời Chúa gọi
"Người trông cậy khi không còn lẽ cậy trông."
tranh József Molnár, năm 1850

Thư mục

Lịch sử Cơ Đốc giáoChúa Giê-xuMười hai Sứ đồCải cách Kháng CáchTin LànhMười điều rănBài giảng trên núiCác Phước LànhTiệc LySự chết của Chúa Giê-xuSự Phục sinh của Chúa Giê-xuTin Lành tại Việt Nam
Ba Ngôi Chúa ChaChúa ConChúa Thánh Linh
Thần học Thiên ChúaÂn điểnĂn nănTội lỗiCứu rỗiĐức tinTái sinhThánh hóaBáp têmTiệc ThánhThiên đàngThiên sứNăm Tín lý Duy nhấtĐộc thần giáoThần học CalvinHội thánh vô hình
Kinh Thánh Cựu ƯớcTân ƯớcPhúc âm Ma-thi-ơPhúc âm MácPhúc âm Lu-caPhúc âm GiăngKinh Thánh Việt ngữ 1926Thi Thiên 23
Dụ ngôn của Chúa Giê-xu Đứa con hoang đàngChiên lạc mấtHai Người conLazarus và Phú ôngLúa mì và Cỏ lùngMười người Nữ Đồng trinhNgười chăn nhân lànhNgười Giàu Ngu dạiNgười gieo giốngNgười Khôn xây Nhà trên ĐáNgười làm công trong Vườn nhoNgười Pharisee và Người Thu thuếNgười Sa-ma-ri nhân lànhRượu mới Bình cũ
Giáo phái Anh giáoBaptistChính Thống giáo Đông phươngCơ Đốc Liên pháiGiám LýGiáo hội LutherHội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệpTin LànhTrưởng LãoNgũ TuầnHội thánh Tin Lành Việt Nam
Phong trào Đại Tỉnh thứcĐại Giáo đoànPhong trào Tin LànhPhong trào Giám LýPhong trào Thánh khiếtHuguenotCơ Đốc giáo tại Hàn QuốcLời của Đức tinThanh giáo
Tổ chức từ thiện Cứu Thế QuânHabitatTầm nhìn Thế giớiYMCANhóm ClaphamBioLogos
Âm nhạc Cơ Đốc Thánh caNhạc Phúc âmÂn điển Diệu kỳCàng gần Chúa hơnChim sẻ mắt Chúa vẫn chú vàoChúa dẫn đưaChúa vốn Bức thành Kiên cốĐêm Thánh Vô cùngLớn Bấy Duy NgàiMessiahPhước cho Nhân loại
Sự kiện Thảm sát Ngày lễ Thánh BarthélemyHưu chiến đêm Giáng sinhAbraham Lincoln và tôn giáoSoul Surfer
Giảng luận Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộHầu như là Cơ Đốc nhânVề Bài giảng trên Núi của Chúa chúng taCơ Đốc giáo theo Kinh ThánhNhững trái Thánh Linh đầu tiên
Tác phẩm Ngôn ngữ của ChúaChristianity Today
Thư gởi các
Mục sư
Thư thứ nhấtThư thứ haiThư thứ baThư thứ tưThư thứ nămThư thứ sáuThư thứ bảy
Truyện ngắn Món quà Giáng sinhBa Ẩn sĩ
Con người AbrahamFrancis AsburyAugustineGeorge BarnaWilliam BoothWilliam C. CadmanJohn CalvinWilliam CareyGaspard de ColignyFrancis CollinsCharles ColsonThomas CranmerJohn ChrysostomThomas A. DorseyJonathan EdwardsÊ-xơ-têCharles FinneyMillard FullerBilly GrahamNicky GumbelGeorge F. HandelBenny HinnHoàng Trọng ThừaJan HusMahalia JacksonCharles JennensClarence JordanBethany HamiltonSøren KierkegaardJohn KnoxLê Hoàng PhuDavid LivingstoneMartin LutherMonicaRobert MorrisonMosesJohn MottJohn NewtonÔng Văn HuyênJ. D. OlsenBlaise PascalPhạm Xuân ThiềuPhao-lôA. B. SimpsonCharles SpurgeonA. H. StrongTống Thượng TiếtTozerRick WarrenJustin WelbyCharles WesleyJohn WesleySusanna WesleyGeorge WhitefieldWilliam WilberforceGeorge WilliamsZachariasHuldrych ZwingliNicolaus Zinzendorf