Cổng thông tin:YouTuber ảo/Hướng dẫn cập nhật cổng thông tin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Dưới đây là hướng dẫn về cập nhật các nội dung thành phần của cổng thông tin YouTuber ảo. Nội dung dưới đây không có chức năng quy định, các thông tin được cập nhật vào đề mục cần đáp ứng và không đối lập với các quy định và hướng dẫn sẵn có tại Wikipedia tiếng Việt. Trong trường hợp mâu thuẫn với các quy định của Wikipedia tiếng Việt về sau, các quy định của Wikipedia tiếng Việt sẽ đặt lên trên hết.

Tôi có thể tham gia cập nhật mục nào?[sửa mã nguồn]

Bạn có thể tham gia cập nhật tất cả các phần trên cổng thông tin bao gồm: Tin tức, Bạn có biết, Sự kiện (thường xuyên có cập nhật mới) hay các thành phần khác của cổng thông tin (giới thiệu, liên kết ngoài, hình ảnh / video chọn lọc,...). Lưu ý: Với các cập nhật lớn, vui lòng thảo luận trước khi tiến hành cập nhật.

Hướng dẫn về nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Tổng quan về nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Nguồn tham khảo là được bắt buộc trên cổng thông tin này. Tất cả các thông tin có trên cổng thông tin đều cần được có nguồn tham khảo riêng biệt chỉ đến đích của nội dung thông tin.

Ví dụ: Bạn đưa thông tin về một thế hệ mới của một dự án VTuber, bạn cần có nguồn tham khảo đi kèm ở mỗi phần thông tin và nguồn tham khảo đấy cần chỉ đến đích của bài đăng về thông tin của thế hệ mới đó.

Ví dụ trực quan: NIJIGEN Vietnamese Vtuber Project thông báo lịch Debut Gen 2 của dự án. Theo đó, các thành viên Gen 2 sẽ lần lượt debut vào tối ngày 29, 30 tháng 4 và tối ngày 1 tháng 5.[1]

Cách tìm nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Các nguồn tham khảo kèm theo cần lấy từ nguồn đáng tin cậy (Xem thêm: Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy). Bạn có thể tìm nguồn từ khác đơn vị báo chí, thông tin bên thứ ba độc lập (đặc biệt khuyến khích sử dụng) hoặc các nguồn khác bạn tìm thấy miễn sao nó không đi ngược lại quy định về nguồn tham khảo của Wikipedia tiếng Việt. Không sử dụng nguồn từ các nguồn như blog fan hâm mộ, thảo luận reddit do người dùng đăng tải,... trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada,...) trừ một số trường hợp nhất định, nguồn tự xuất bản,... (Xem thêm Wikipedia:Liên kết ngoài, Wikipedia:Chú thích nguồn gốc, Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được).

  1. ^ NijiGen Vtuber Project (16 tháng 4 năm 2022). “SẮC MÀU CỦA ĐIỀU ƯỚC ĐANG ĐƯỢC HÌNH THÀNH, BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ NHẬN ĐIỀU ƯỚC CHƯA??...”. Facebook. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022.

Một số nguồn tham khảo bên thứ ba bạn có thể xem qua như: animenewsnetwork.com, prtimes.jp, moguravr.com, vliver.jp, animecorner.me,...

Cách ghi nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Bạn sử dụng tính năng chú thích ở thanh công cụ đầu, với các bài báo hay các bài viết website, bạn có thể sử dụng tính năng ghi chú thích tự động. Với các nguồn thông tin như Twitter, Facebook hoặc tính năng ghi chú thích bị lỗi hoặc không phản hồi, bạn sẽ phải tiến hành ghi thủ công.

Hướng dẫn: Chọn "chú thích", chọn "thủ công", chọn "Trang web". Tiếp đến, ghi đầy đủ các mục như: URL (ghi địa chỉ trên thanh địa chỉ web của trình duyệt, sử dụng tính năng copy - paste), họ tên tác giả, ngày xuất bản (ghi theo: năm - tháng - ngày; ví dụ: 2022-01-03), Website và ngày truy cập.

Hướng dẫn cập nhật[sửa mã nguồn]

Bằng việc sửa đổi các thành phần trên cổng thông tin, bạn đồng ý rằng các nội dung văn bản sẽ được phát hành dưới giấy phép CC BY-SA 3.0GFDL đồng thời chấp nhận điều khoản sử dụng, quy định quyền riêng tư và các rằng buộc khác. Lưu ý: Vui lòng đọc kĩ hướng dẫn cập nhật này trước khi thực hiện bất kì thay đổi nào.

Phần tin tức[sửa mã nguồn]

Ba tiêu chí cho mục "tin tức" của cổng thông tin lần lượt là "Chính xác, nhanh và ngắn gọn", trong đó tiêu chí "chính xác" luôn luôn được đề cao hơn cả. Mục tin tức của cổng thông tin được cập nhật dựa trên nguồn tham khảo như hướng dẫn được nêu trên và hướng dẫn về nội dung tại Cổng thông tin:YouTuber ảo/Tin tức/Nội dung. Để cập nhật đề mục này, phiền bạn xem kĩ những trang đã được nêu.

Lưu ý: Cổng thông tin không giới hạn hoặc tìm biện pháp ngăn chặn với vị trí địa lý hoặc nền tảng hoạt động cho nội dung thông tin được đăng tải của VTuber. Tức bạn có thể cập nhật thông tin về VTuber dù họ có hoạt động ở bất kì vị trí, sử dụng ngôn ngữ hay bất cứ nền tảng phát trực tuyến nào.

Mục tin tức này có cần được xác minh không?[sửa mã nguồn]

Cổng thông tin có các hướng dẫn rõ ràng cho việc xác minh nguồn thông tin và mỗi thông tin đăng tải đều bắt buộc cần nguồn tham khảo (Xem chi tiết: Cổng thông tin:YouTuber ảo/Hướng dẫn cập nhật cổng thông tin#Cách tìm nguồn tham khảo). Mặc dù vậy, cổng thông tin không giới hạn việc biên tập viên đóng góp tìm thấy nội dung tại đâu:

Ví dụ: Một biên tập viên trên cổng thông tin có thể tìm đọc một thông tin bất kỳ trên một trang Fanpage Facebook hoặc kênh YouTube nào đó tuy nhiên khi cập nhật nguồn tin trên cổng thông tin thì bắt buộc phải đáp ứng các quy định về nguồn tham khảo của Wikipedia tiếng Việt và các thông tin trước khi đăng tải CẦN được xác minh và chắc chắn rằng nội dung thông tin đăng tải lên sẽ khớp với nội dung trong nguồn tham khảo (Xem tại: Cổng thông tin:YouTuber ảo/Hướng dẫn cập nhật cổng thông tin#Cách tìm nguồn tham khảo).

Bằng cách này, bạn có thể tìm thông tin hoặc biết đến tại các trang tin hoặc biết đến nó qua một phương tiện thông tin đại chúng hoặc mạng xã hội hay bất kỳ tuy nhiên bạn có trách nhiệm xác minh thông tin đó là chính xác với nguồn tham khảo và cập nhật nó lên cổng thông tin một cách cẩn trọng và có trách nhiệm.

Lưu ý: Mặc dù bạn có thể tìm thông tin đăng tải tại trang web hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội khác tuy nhiên bạn bị nghiêm cấm trong việc sao chép y nguyên (copy - paste) các thông tin đó mặc dù có thể chúng đáp ứng các hướng dẫn của cổng thông tin về yêu cầu nội dung khi đăng tải. Wikipedia có những quy định rất rõ ràng cho việc vi phạm bản quyền và bạn có thể bị cấm sửa đổi nếu liên tục thêm nội dung vi phạm bản quyền vào cổng thông tin hoặc các trang khác tại Wikipedia tiếng Việt.

Nếu bạn là người đọc, hãy cẩn trọng xác minh thông tin thêm một lần nữa nếu cảm thấy nghi ngờ. Việc xác minh thông tin là rất quan trọng khi bạn tiếp nhận một thông tin mới "có nhiều sự không hợp lý". Bạn có thể xác minh thông tin bằng cách truy cập trang web chính thức của công ty mà VTuber đó đang hoạt động, Fanpage, kênh YouTube, Twitter,... chính thức của VTuber đó hoặc tìm kiếm tại những trang tin uy tín như được liệt kê tại: Cổng thông tin:YouTuber ảo/Hướng dẫn cập nhật cổng thông tin#Cách tìm nguồn tham khảo để xác minh thông tin. Một cách khác để bạn có thể xác minh thông tin là liên lạc trực tiếp với người viết tin qua trang thảo luận tại Wikipedia (tìm kiếm theo tóm lược cập nhật tại đây), yêu cầu họ giải thích rõ rằng thông tin này được tìm kiếm từ đâu và bạn có thể yêu cầu nguồn thông tin xác minh bổ sung.

Các thông tin không đáp ứng các hướng dẫn nói trên và quy định của Wikipedia tiếng Việt có thể bị xóa bỏ bất cứ lúc nào nếu phát hiện là tin giả hoặc tin "lá cải", giật tít,... (Đọc thêm: Cổng thông tin:YouTuber ảo/Hướng dẫn cập nhật cổng thông tin#Một số vấn đề cần tránh).

Phần bạn có biết[sửa mã nguồn]

Mục bạn có biết của cổng thông tin hiện đã được lấy nội dung từ dự án Wiki Virtual YouTuber tại Wiki Fandom tuy nhiên điều này không bắt buộc. Bạn có thể lấy thông tin ở ngoài dự án nói trên tại Fandom và sử dụng nó trong đề mục "Bạn có biết", miễn sao nội dung bạn thêm vào có nguồn tham khảo đảm bảo theo hướng dẫn phía trên là được chấp nhận.

Cách ghi chung cho nội dung phần này là tóm tắt nội dung một cách điểm xuyết, không ghi nội dung quá lan man dài dòng. Trong một lần đăng sẽ có tối đa 4 mục thông tin bạn có biết được đăng tải nhằm tránh gây các vấn đề liên quan đến hiển thị do giới hạn kĩ thuật với cách thiết kế hiện tại của cổng thông tin. Nếu có thể tối ưu hiển thị, bạn có thể trình bày vấn đề tại trang thảo luận của cổng thông tin và đưa ra hướng xử lý để cùng thống nhất.

Ví dụ: ...cả hai từ "Nanashi" (ななし)[1] và "Mumei" (むめい)[2] trong tên của VTuber Nanashi Mumei (七詩ムメイ) đều có nghĩa tiếng Việt là "vô danh"?

Mục bạn có biết có cần phải xác minh thông tin không?[sửa mã nguồn]

Như đã nói ở mục tin tức bên trên, việc xác minh thông tin là bắt buộc cho mọi thông tin được thêm vào tuy nhiên các biên tập viên có thể khó khăn cho việc xác minh thông tin "bạn có biết" do một số thông tin có thể chỉ lướt qua trong các video hoặc buổi phát trực tiếp. Do đó, cách tìm thông tin tại Wiki Virtual YouTuber (tiếng Việt); Virtual YouTuber Wiki (tiếng Anh) tại Wiki Fandom có nguồn tham khảo kèm theo là một cách đơn giản nhất để có thể cập nhật thông tin.

Tuy nhiên, như đã nêu ở đầu hướng dẫn mục "Phần bạn có biết", không có hạn chế nào cho việc bạn tự tìm thấy và cập nhật thông tin. Do đó, hãy cập nhật mọi thứ mà bạn thấy và nghĩ nó là thú vị tại đề mục này và hãy chắc chắn rằng nó đảm bảo các hướng dẫn về xác minh thông tin nhé!

Phần lịch trình và sự kiện[sửa mã nguồn]

Hướng dẫn chi tiết tại mục này sẽ sớm được cập nhật.

Ví dụ: 29 - 30 tháng 4: VTuber Fes Japan 2022 diễn ra.[3]

Phần trích dẫn nổi bật[sửa mã nguồn]

Các hướng dẫn tại mục này hiện đang được xây dựng và sẽ sớm cập nhật.

Kĩ thuật[sửa mã nguồn]

Về cơ bản, cổng thông tin hoạt động tốt trên giao diện "Vecto 2010", "Vecto 2022" (mặc định) và "MonoBook". Sử dụng giao diện vượt thời gian (timeless) có thể có lỗi hiển thị. Cổng thông tin hiện cũng đang gặp một số vấn đề với cách thiết kế như việc quá nhiều chữ hay thiết kế không cân xứng. Do đó, rất mong nhận được sự hỗ trợ và ý kiến của các bạn.

Khác[sửa mã nguồn]

Với các thay đổi khác mang tính đáng kể (về giao diện chung), các đề mục, nội dung phần giới thiệu hay các thay đổi đáng kể khác, phiền bạn thảo luận trước tại trang thảo luận cổng thông tin để đưa ra ý kiến thống nhất.

Một số vấn đề cần tránh[sửa mã nguồn]

Khi cập nhật các thành phần của cổng thông tin, bạn lưu ý tránh đề cập hoặc thực hiện các hành động sau:

  • Sử dụng văn phong hoặc cách ghi mang thiên hướng thiên vị, "lá cải". Các thông tin trên cổng thông tin bắt buộc phải đảm bảo độ trung lập và được xác minh rõ ràng. (Xem chi tiết: Wikipedia:Thái độ trung lập, Cổng thông tin:YouTuber ảo/Hướng dẫn cập nhật cổng thông tin#Mục tin tức này có cần được xác minh không?, Cổng thông tin:YouTuber ảo/Tin tức/Nội dung).
  • Không doxxing, sử dụng cổng thông tin để chia sẻ thông tin cá nhân (tuổi thật, địa chỉ nhà, trường học,...) của các VTuber khi chưa nhận được sự cho phép hoặc những thông tin này chưa từng được công khai, không liên kết các thông tin của VTuber nhằm mục đích tìm ra danh tính hoặc các hành động khác ảnh hưởng đến đời tư cá nhân của VTuber.
  • Không chèn các liên kết ngoài có tính spam hoặc cố tình sử dụng các biện pháp can thiệp khác nhằm vượt qua các hạn chế kĩ thuật của Wikipedia tiếng Việt để vượt bộ lọc spam. (Các liên kết spam được liệt kê tại: MediaWiki:Spam-blacklist).
  • Hạn chế đăng tải hoặc bàn luận các chủ đề không liên quan đến bảo trì cổng thông tin tại trang thảo luận cổng thông tin. Trong không gian cổng thông tin, không trực tiếp (hoặc gián tiếp) model shaming hoặc voice shaming.
  • Không đăng thông tin không liên quan đến cổng thông tin, nội dung bạo lực tình dục hoặc nội dung có thiên hướng bạo lực tình dục. Không sử dụng cổng thông tin nhằm thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện các hành vi quấy rối, hãm hiếp hoặc có thiên hướng quấy rối, hãm hiếp, xúc phạm đến một thành viên hoat động trên cổng thông tin, một VTuber hoặc một công ty quản lý, nhóm hoạt động VTuber. Không trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng cổng thông tin với mục đích bôi nhọ hoặc thực hiện các hành vi phá hoại khác.
  • Không trực tiếp hoặc gián tiếp nói một VTuber này đến một VTuber khác. (Ví dụ: VTuber B trước kia hoạt động trong công ty quản lý N ... và giờ hiện đang là VTuber A / VTuber A cho công ty quản lý X).
  • Không lồng ghép các thông tin liên quan đến chính trị, tôn giáo hoặc các thông tin nhạy cảm có thể gây tranh cãi khác trừ phi thông tin có liên hệ mật thiết đến hoạt động VTuber.

Nếu bạn nhìn thấy các vi phạm này ở đâu trên cổng thông tin, xin báo cáo nó tại Thảo luận Cổng thông tin:YouTuber ảo.

Tôi gặp sự cố liên quan đến cổng thông tin[sửa mã nguồn]

Chung[sửa mã nguồn]

Thường các sự cố kĩ thuật lớn (như hình này) không diễn ra chỉ trên cổng thông tin mà sẽ diễn ra trên diện rộng và thường hiếm khi xảy ra. Trong trường hợp này, hãy xác định lỗi xuất phát từ đâu, kiểm tra xem cách ghi bản mẫu hoặc các tham số đã đúng chưa, các thẻ đã được đóng chưa.

Hướng dẫn kiểm tra chi tiết: Hãy kiểm tra các trang con của cổng thông tin, chắc chắn rằng các tham số bản mẫu đã nhập đúng (căn cứ vào hướng dẫn sử dụng của bản mẫu tại Wikipedia tiếng Việt, nếu không có, hãy tạm thời sử dụng hướng dẫn tại Wikipedia tiếng Anh), các thẻ đã được đóng và tương ứng với thẻ đã mở hoặc xác định các vấn đề chính tả trong mã. Nếu vẫn không xác định được vấn đề, hãy liên hệ với một thành viên Wikipedia để được hỗ trợ.

Nếu sự cố diễn ra diện rộng, như hình ví dụ trên, tất cả các trang đều hiển thị lỗi giống nhau, vui lòng kiểm tra trang trạng thái của máy chủ Wikimedia. Nếu máy chủ đang xảy ra sự cố, vui lòng thử truy cập lại cổng thông tin trong thời gian khác.

Sự cố kĩ thuật khi lưu nội dung[sửa mã nguồn]

Trong trường hợp bạn nhập nội dung xong và quá trình lưu gặp lỗi: "Máy chủ không phản hồi", "Máy chủ không phản hồi thời gian dự kiến"... và đã thử lại vài lần. Copy toàn bộ nội dung bạn vừa viết và dán vào notepad hoặc một trình soạn thảo bất kì nhằm tránh trường hợp mất nội dung có thể xảy ra. Sau đó, thử truy cập lại cổng thông tin trong thời gian khác.

Lưu ý: Bạn không nên F5 (refresh / tải lại trang) nếu gặp lỗi này, bạn có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ nội dung nếu thực thao tác. Hãy thực hiện thao tác tải lại này sau khi sao lưu mã nguồn hoặc bản chữ của trang bạn đang viết vào một nơi an toàn.

Tôi nhận được thông báo nguồn tham khảo thuộc danh sách spam[sửa mã nguồn]

Trong trường hợp này, vui lòng kiểm tra xem nguồn tham khảo bạn có thuộc danh sách spam của Wikipedia không. Xin lưu ý rằng các liên kết rút gọn như: bit.ly, t.co (Twitter), youtu.be (YouTube)... là không được phép. Nếu nguồn tham khảo của bạn là các liên kết rút gọn, vui lòng sử dụng liên kết đầy đủ làm nguồn tham khảo và thử lưu lại trang.

Không thể tạo nguồn tham khảo[sửa mã nguồn]

Nếu bạn không thể tạo nguồn tham khảo hoặc tạo nguồn tham khảo tự động bị lỗi, hãy thử tạo nó thủ công theo hướng dẫn này. Trong trường hợp vẫn không thể khắc phục, vui lòng miêu tả vấn đề bạn gặp phải tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. Nếu lỗi có hiển thị mã lỗi hoặc nội dung lỗi, vui lòng miêu tả chi tiết nó cho thành viên hỗ trợ bạn. Bằng việc này, vấn đề của bạn sẽ dễ dàng được xác định hơn.

Khác[sửa mã nguồn]

Nếu có sự cố khác, vui lòng miêu tả sự cố bạn gặp phải tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. Hãy miêu tả càng chi tiết càng tốt vấn đề bạn gặp phải khi cập nhật cổng thông tin. Nếu có các mã lỗi hoặc hình ảnh, hãy chụp (hoặc lưu) lại nó. Nó có thể giúp các thành viên khác hỗ trợ bạn tốt hơn.

Lưu ý: Đôi lúc, MediaWiki có thể có bug với phiên bản hiện tại nên xảy gây ra lỗi ngoài ý muốn. Do đó, các lỗi của bạn có thể không phải lúc nào cũng có thể khắc phục ngay được. Trong trường hợp này, có thể bạn sẽ phải chờ một thời gian để sự cố được khắc phục.

Các vấn đề liên quan đến bản quyền[sửa mã nguồn]

Các hình ảnh / nội dung đăng tải lên Wikipedia nếu không phải do bạn là tác giả đều phải tuân thủ theo chính sách của Wikipedia về nội dung không tự do. Trong trường hợp nhận được thông báo nội dung vi phạm bản quyền, hãy chắc chắn rằng:

  • Đoạn văn bản bạn sử dụng tuân thủ theo chính sách của Wikipedia về nội dung không tự do.
  • Hình ảnh hoặc âm thanh bạn tải lên đã chọn một giấy phép bản quyền phù hợp và ghi đầy đủ thông tin bản quyền sử dụng hợp lý.

Trong trường hợp vẫn không xác định được sự cố hay vấn đề gặp phải với đoạn văn bản / hình ảnh hoặc âm thanh, vui lòng miểu tả vấn đề bạn gặp phải tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia.

Tôi là chủ sở hữu hợp pháp nội dung được sử dụng trên cổng thông tin[sửa mã nguồn]

Trong trường hợp này, vui lòng vui lòng miểu tả vấn đề bạn gặp phải tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. Lưu ý, trình bày rõ chủ tác phẩm là ai, nội dung tác phẩm / hình ảnh được đăng tải lần đầu ở đâu. Thường bạn sẽ sớm nhận được phản hồi từ một thành viên nào đó.

Ghi công[sửa mã nguồn]

Các nội dung trên cổng thông tin có nhiều sự hỗ trợ của các thành viên Wikipedia khác nhau và của các dự án trong và ngoài Wikipedia khác.

Thiết kế gốc[sửa mã nguồn]

  • Thiết kế ban đầu (hiện không còn hiển thị chính xác) của cổng thông tin (cho tới trước phiên bản 68890255‎): バーチャルYouTuber & VTuber Wiki tại Wiki Fandom; giấy phép CCBY-SA 3.0 (Unported).
  • Nhân vật đại diện: Tranh do thành viên HoshinoAomi03; giấy phép Creative Commons Attribution 4.0 International.
  • Biểu trưng chữ "V": Thành viên ねこねこにゃん~; giấy phép Creative Commons Attribution 4.0.

Hình ảnh sử dụng trên cổng thông tin[sửa mã nguồn]

  • Mục giới thiệu: Hình Kizuna Ai; giấy phép giấy phép CCBY-SA 3.0 (Unported).

Chỉnh sửa mã nguồn thiết kế gốc, bổ sung khác[sửa mã nguồn]

  • Thành viên AzusaNyan / ねこねこにゃん~; Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 3.0.
  1. ^ “ななし”, Wiktionary (bằng tiếng Anh), 22 tháng 2 năm 2014, truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022
  2. ^ “むめい”, Wiktionary (bằng tiếng Anh), 30 tháng 8 năm 2020, truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022
  3. ^ “『ウマ娘』ゴールドシップが「VTuber Fes Japan 2022」に出走決定!名だたるVTuberたちと共演か(インサイド)”. Yahoo!ニュース (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.