Chuyển dạ ngừng tiến triển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuyển dạ ngừng tiến triển
Hình minh họa khung chậu nhỏ, nhân tố rủi ro cho việc chuyển dạ ngừng tiến triển
Chuyên khoaobstetrics and gynaecology
ICD-10O64O66
DiseasesDB4025
eMedicinemed/3280
Patient UKChuyển dạ ngừng tiến triển
MeSHD004420

Chuyển dạ ngừng tiến triển, còn gọi là đẻ khó do bị cản trở, là khi mặc dù cơn go tử cung bình thường nhưng thai vẫn không ra được khỏi khung chậu của người mẹ khi sinh đẻ, nguyên nhân là do bị cản trở về mặt cơ giới.[1] Các biến chứng cho thai nhi bao gồm không nhận được đầy đủ oxy, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong. Nó làm tăng nguy cơ khiến người mẹ bị nhiễm trùng, bị vỡ tử cung, hoặc chảy máu sau sinh.[2] Biến chứng lâu dài cho các bà mẹ là lỗ rò sản khoa. Chuyển dạ ngừng tiến triển được cho là kết quả của việc sinh nở kéo dài, khi giai đoạn hoạt động của việc sinh con dài hơn mười hai giờ.[1]

Nguyên nhân chính của chuyển dạ ngừng tiến triển bao gồm: thai quá lớn hoặc có vị trí bất thường, khung chậu nhỏ, hẹp hay biến dạng, và các vấn đề với đường ống sinh nở. Vị trí bất thường bao gồm đẻ khó vướng vai khi vai trước của thai không vượt qua xương mu một cách dễ dàng.[1] Yếu tố nguy cơ của xương chậu nhỏ bao gồm suy dinh dưỡng và thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gây ra chứng thiếu vitamin D.[3] Việc này thường xảy ra đối với các bà mẹ ở tuổi thanh thiếu niên do khung xương chậu chưa phát triển đầy đủ.[2]  Vấn đề với ống sinh bao gồm âm đạo và đáy chậu hẹp mà có thể là do cắt âm vật hoặc u bướu.[1] Sản đồ thường được sử dụng để theo dõi tiến triển của quá trình sinh nở và chẩn đoán.[2] Điều này kết hợp với kiểm tra vật lý có thể xác định chuyển dạ ngừng tiến triển.[4]

Xử trí chuyển dạ ngừng tiến triển có thể gồm mổ lấy thai hoặc hút chân không với khả năng mở phẫu thuật tầng xương mu. Các biện pháp khác bao gồm: tiếp nước và duy trì kháng sinh cho người mẹ nếu màng bị vỡ trong hơn 18 giờ.[5] Ở châu Phi và châu Á chuyển dạ ngừng tiến triển ảnh hưởng từ 2 đến 5 phần trăm số ca sinh đẻ.[6] Trong năm 2013 khoảng 5,1 trường hợp đẻ khó xảy ra.[7] Chuyển dạ ngừng tiến triển dẫn đến 19.000 trường hợp tử vong giảm từ 29.000 trường hợp tử vong trong năm 1990 (khoảng 8% các ca tử vong liên quan đến thai kỳ).[1][8] Hầu hết các trường hợp tử vong do tình trạng này xảy ra ở các nước đang phát triển.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Education material for teachers of midwifery: midwifery education modules (PDF) (ấn bản 2). Geneva [Switzerland]: World Health Organisation. 2008. tr. 17–36. ISBN 9789241546669.
  2. ^ a b c d Neilson, JP; Lavender, T; Quenby, S; Wray, S (2003). “Obstructed labour”. British medical bulletin. 67: 191–204. doi:10.1093/bmb/ldg018. PMID 14711764.
  3. ^ Education material for teachers of midwifery: midwifery education modules (PDF) (ấn bản 2). Geneva [Switzerland]: World Health Organisation. 2008. tr. 38–44. ISBN 9789241546669.
  4. ^ Education material for teachers of midwifery: midwifery education modules (PDF) (ấn bản 2). Geneva [Switzerland]: World Health Organisation. 2008. tr. 45–52. ISBN 9789241546669.
  5. ^ Education material for teachers of midwifery: midwifery education modules (PDF) (ấn bản 2). Geneva [Switzerland]: World Health Organisation. 2008. tr. 89–104. ISBN 9789241546669.
  6. ^ Usha, Krishna (2004). Pregnancy at risk: current concepts. New Delhi: Jaypee Bros. tr. 451. ISBN 9788171798261.
  7. ^ Global Burden of Disease Study 2013, Collaborators (ngày 22 tháng 8 năm 2015). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. Lancet (London, England). 386 (9995): 743–800. doi:10.1016/s0140-6736(15)60692-4. PMID 26063472.
  8. ^ GBD 2013 Mortality and Causes of Death, Collaborators (ngày 17 tháng 12 năm 2014). “Global, regional, and national age-sex specific all-cause and cause-specific mortality for 240 causes of death, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. Lancet. 385: 117–71. doi:10.1016/S0140-6736(14)61682-2. PMC 4340604. PMID 25530442.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]