Bước tới nội dung

Hạc đen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ciconia nigra)
Hạc đen
tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Ciconiiformes
Họ (familia)Ciconiidae
Chi (genus)Ciconia
Loài (species)C. nigra
Danh pháp hai phần
Ciconia nigra
(Linnaeus, 1758)
Phạm vi phân bố hạc đen        Đến sinh sản vào mùa hè        Sinh sống quanh năm        Đến vào mùa đông (ranges are approximate)
Phạm vi phân bố hạc đen
       Đến sinh sản vào mùa hè
       Sinh sống quanh năm
       Đến vào mùa đông
(ranges are approximate)

Hạc đen[1] (danh pháp hai phần: Ciconia nigra) là một loài chim lội nước lớn trong họ Hạc. Nó là một loài phổ biến rộng rãi, nhưng hiếm khi sinh sản ở các khu vực ấm áp của châu Âu, chủ yếu ở khu vực trung tâm và phía đông. Đây là loài nhút nhát và cảnh giác, không giống như hạc trắng. Loài này thường đi thành cặp hoặc thành đàn nhỏ ở các vùng đầm lầy, sông, vùng nước nội địa. Hạc đen ăn động vật lưỡng cư và côn trùng.

Hạc đen nhỏ hơn hạc trắng. Hạc đen là một loài chim lớn, thân dài từ 95 đến 100 cm và sải cánh dài 145–155 cm và nặng khoảng 3 kg[2]. Giống như tất cả các hạc, nó có đôi chân dài, cổ dài, mỏ dài, thẳng, nhọn. Hạc đen đầu, cổ, diều, mặt trên thân và đuôi đen có ánh lục và tím. Ngực, bụng, trên đuôi và lông bao dưới cánh trắng. Da trần trước mắt và xung quanh mắt, mỏ và chân đỏ. Con chim non có bộ lông gần giống chim trưởng thành nhưng ánh lục và tím nhạt hơn. Đầu, cổ, ngực, bao cánh, vai và trên đuôi có những điểm màu sáng hơn. Mỏ và chân màu nâu xám.

Nó đi chậm và vững chắc trên mặt đất. Giống như tất cả loài hạc, nó bay với cổ của nó dang ra.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mùa hè, hạc đen được tìm thấy từ phía tây Đông Á (SiberiaTrung Quốc) cho tới Trung Âu, tới tận phía bắc Estonia, Ba Lan, NiedersachsenBayernĐức, Cộng hòa Séc, Hungary, và phía Nam Hy Lạp, với một số lượng ít ỏi tại Tây Ban NhaBồ Đào Nha. Số lượng chúng không nhiều ở khu vực phía tây phân bố loài, mà cư trú đông hơn vùng phía đông Transcaucasus[3].

Chúng ưa thích các khu vực cây cối rậm rạp hơn so với hạc trắng, hạc đen sinh sản trong vùng đất ngập nước đầm lầy xen kẽ cây lá kim, rừng lá rộng, nhưng cũng sống ở đồi núi với mạng lưới sông suối nhiều. Nó sống trong các khu vực ở vùng đất thấp Caspi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp” (Thông cáo báo chí). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp)
  2. ^ Cramp 1977, p. 323.
  3. ^ Cramp 1977, p. 324.