Ctenogobiops tangaroai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ctenogobiops tangaroai
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Chi (genus)Ctenogobiops
Loài (species)C. tangaroai
Danh pháp hai phần
Ctenogobiops tangaroai
Lubbock & Polunin, 1977

Ctenogobiops tangaroai là một loài cá biển thuộc chi Ctenogobiops trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1977.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh tangaroai được đặt theo tên của Tangaroa, một vị thần biển cả trong văn hóa vùng Polynesia, hàm ý đề cập đến Samoa thuộc Mỹ, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. tangaroai có phân bố tập trung ở khu vực Tây Thái Bình Dương, từ quần đảo Ryukyu (Nam Nhật Bản) và đảo Đài Loan trải dài xuống phía nam đến khu vực Tam giác San Hô, qua phía đông đến quần đảo Mariana (SaipanGuam), đảo Enewetak, Fiji cùng nhiều đảo quốc thuộc khu vực Polynesia.[3]

C. tangaroai sống trên nền cát và đá vụn trong đầm phá và trên rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 40 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. tangaroai là 6 cm.[4] Cá có thân trong mờ, màu trắng, có đốm cam xen lẫn các đốm nhỏ hơn màu trắng xanh. Vây lưng vươn dài như cờ đuôi nheo màu nâu nhạt, gai vây lưng đầu tiên và thứ hai vươn dài đáng kể. Phần gốc vây ngực có vạch trắng tạo thành một vệt mảnh và dài. Vây đuôi bo tròn, nhưng thẳng đứng ở giữa.

Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 10–11; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 10–11; Số tia ở vây ngực: 18–20.[5]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cây phát sinh loài của Thacker và cộng sự (2010), C. tangaroailoài chị em với Ctenogobiops crocineus.[6]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

C. tangaroai sống đơn độc hoặc ghép cặp, và thường cộng sinh với tôm gõ mõ (như Alpheus ochrostriatus).[1]

C. tangaroai có thể phát huỳnh quang đỏ ở độ sâu mà ban ngày hầu như ánh sáng đỏ từ Mặt Trời không rọi xuống được.[7]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

C. tangaroai là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Larson, H.; Hoese, D.; Murdy, E.; Pezold, F.; Cole, K. & Shibukawa, K. (2021). Ctenogobiops tangaroai. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2021: e.T193119A2197706. doi:10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T193119A2197706.en. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (a-c)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Ctenogobiops tangaroai. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Ctenogobiops tangaroai trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Randall, J.; Shao, K.; Chen, Jeng-Ping (2003). “A review of the Indo-Pacific gobiid fish genus Ctenogobiops, with descriptions of two new species” (PDF). Zoological Studies. 42 (4): 506–515.
  6. ^ Thacker, Christine E.; Thompson, Andrew R.; Adam, Thomas C.; Chen, Jen-Ping (2010). “Phylogeny and character evolution in the Indo-Pacific genus Ctenogobiops (Gobiiformes: Gobiidae)” (PDF). Ichthyological Research. 57 (3): 231–239. doi:10.1007/s10228-010-0157-3. ISSN 1616-3915.
  7. ^ Michiels, Nico K.; Anthes, Nils; Hart, Nathan S.; Herler, Jürgen; Meixner, Alfred J.; Schleifenbaum, Frank; Schulte, Gregor; Siebeck, Ulrike E.; Sprenger, Dennis (2008). “Red fluorescence in reef fish: A novel signalling mechanism?”. BMC Ecology. 8 (1): 16. doi:10.1186/1472-6785-8-16. ISSN 1472-6785. PMC 2567963. PMID 18796150.