Curcuma prakasha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Curcuma prakasha
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. prakasha
Danh pháp hai phần
Curcuma prakasha
S.Tripathi, 2002[1]

Curcuma prakasha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Sunil Tripathi mô tả khoa học đầu tiên năm 2002.[1][2]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Để vinh danh tiến sĩ Ved Prakash, một nhà phân loại học, thực vật học dân tộc và thực vật học kinh tế người Ấn Độ.[1]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có tại đông bắc Ấn Độ (bang Meghalaya).[3] Môi trường sống là đồng cỏ, ở cao độ đến 400 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Thân rễ 3-7 × 2,5-3,5 cm, hình trứng-hình nón, ruột màu ánh kem; củ không cuống nhiều, các nhánh ~3,5 × 2,5 cm, thơm, được các bẹ hình trứng có lông tơ bao phủ; rễ mọng, không củ rễ. Thân cao đến 30 cm. Lá 1-2, xếp 2 hàng, có cuống; cuống dài ~8 cm; lưỡi bẹ ~2 mm, thuôn tròn; phiến lá ~30 × 11 cm, thuôn dài-hình mác, đáy lệch, đỉnh nhọn thon, mép nguyên, nhẵn nhụi. Cụm hoa ở bên, cuống dài ~6 cm, cành hoa bông thóc ~8 × 4 cm, mào ánh hồng. Lá bắc mào lớn, hợp nhất tại gốc, ~4,5 × 1,5 cm, đỉnh nhọn. Lá bắc sinh sản 10-15, hình trứng rộng, ~4 × 3,5 cm, đỉnh nhọn, xanh lục với đỉnh hồng. Lá bắc con ~3 × 1,5 cm, trong cùng nhỏ nhất, màu trắng với đốm hồng nhạt sắp xếp thành các đường. Hoa dài hơn lá bắc, dài ~4,5 cm, 4-5 hoa mỗi lá bắc. Đài hoa dài ~6 mm, màu trắng, 3 thùy chẻ sâu một bên, có lông tơ nhỏ. Ống tràng ~2,5 cm, ánh hồng, thùy lưng hình trứng-thuôn dài, có nắp, ~1,5 × 1,3 cm, có lông tơ; nắp dài ~3 mm, hồng; các thùy bên ~1,3 × 1 cm, đỉnh thuôn tròn, ánh hồng, nhẵn nhụi. Cánh môi ~2 × 2 cm, 3 thùy, thùy giữa khía răng cưa, gợn sóng, màu vàng nhạt với dải giữa màu vàng sẫm, rậm lông nhung ở đáy. Nhị lép bên hình gần trứng ngược, ~1,7 × 1,1 cm, đỉnh thuôn tròn, màu vàng. Nhị màu trắng, bao phấn có cựa ở đáy, cựa dài ~3 mm, mô vỏ bao phấn song song. Mô liên kết có lông tơ trên lưng, tạo thành mào tròn. Tuyến trên bầu 2, dài ~4 mm, màu da cam. Bầu nhụy dài ~4 mm, có lông nhung, 3 ngăn với đính noãn trụ; noãn nhiều; vòi nhụy dài ~4 cm, hình chỉ; đầu nhụy thò ra trên bao phấn, 3 thùy, hình phễu. Quả không rõ. Ra hoa tháng 5, thụ phấn nhờ kiến.[1]

Gần giống với Curcuma neilgherrensis ở chỗ cánh môi và nhị tương tự, nhưng khác ở chỗ không có củ rễ, lá bắc con dài, đài hoa ngắn và ống tràng nhẵn nhụi.[1]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Thân rễ dùng chữa sưng và thâm tím họng.[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Curcuma prakasha tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Curcuma prakasha tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma prakasha”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c d e f g S. Tripathi (2002). Curcuma prakasha sp. nov. (Zingiberaceae) from North-eastem India”. Nordic Journal of Botany. Copenhagen. 21 (5): 549–550. doi:10.1111/j.1756-1051.2002.tb01624.x. ISSN 0107-055X.
  2. ^ The Plant List (2010). Curcuma prakasha. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ Curcuma prakasha trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 7-3-2021.