Công tước xứ Queensberry

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công tước xứ Queensberry
kiêm thêm
Công tước xứ Buccleuch
Huy hiệu của Công tước xứ Buccleuch, người đã giữ danh hiệu Công tước xứ Queensberry từ năm 1810
Ngày phong3 tháng 2 năm 1684[1]
Quân chủCharles II
Tầng lớpĐẳng cấp quý tộc Scotland
Người giữ đầu tiênWilliam Douglas, Hầu tước thứ nhất xứ Queensberry
Người giữ hiện tạiRichard Scott, Công tước thứ 12
Trữ quânWalter Scott, Bá tước xứ Dalkeith
Kế vịNgười thừa kế là hậu duệ của Công tước thứ 2, nam hoặc nữ xuất thân từ Bá tước thứ nhất xứ Queensberry
Tước vị phụHầu tước xứ Dumfriesshire
Bá tước xứ Drumlanrig and Sanquhar
Tử tước xứ Nith, Tortholwald và Ross
Lãnh chúa Douglas xứ Kilmount, Middlebie và Dornock
Dinh thựBowhill House
Lâu đài Drumlanrig
Dumfries và Galloway
Boughton House
Dinh thự cũCung điện Dalkeith
Montagu House
Châm ngônQueensberry: Forward
Buccleuch: Amo ("I love")

Công tước xứ Queensberry (tiếng Anh: Duke of Queensberry) được tạo ra thuộc Đẳng cấp quý tộc Scotland vào ngày 3 tháng 2 năm 1684 cùng với tước hiệu phụ là Hầu tước xứ Dumfriesshire trao cho William Douglas, Công tước thứ nhất xứ Queensberr. Tước vị Công tước được nắm giữ cùng với Hầu tước xứ Queensberry cho đến khi Công tước thứ 4 (và Hầu tước thứ 5) qua đời vào năm 1810, khi Hầu tước được thừa kế bởi Ngài Charles Douglas của Kelhead, Nam tước thứ 5, trong khi tước vị Công tước xứ Queensberry được thừa kế bởi Công tước thứ 3 xứ Buccleuch. Kể từ đó, tước hiệu Công tước xứ Queensberry được giữ bởi Công tước xứ Buccleuch.

Năm 1708, Công tước thứ 2 được phong làm Công tước xứ Dover (cùng với các tước hiệu phụ là Hầu tước xứ BeverleyNam tước Ripon) thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh, nhưng những tước hiệu này đã biến mất sau cái chết của Công tước xứ Dover thứ 2 vào năm 1778. Năm 1945, Vua George VI muốn trao cho thủ tướng Winston Churchill tước vị Công tước xứ Dover, nhưng ông đã từ chối.

Một số tước hiệu phụ được liên kết với Công tước xứ Queensberry, cụ thể là Hầu tước xứ Dumfriesshire (1683), Bá tước xứ Drumlanrig và Sanquhar (1682), Tử tước xứ Nith, Tortholwald và Ross (1682) và Lãnh chúa Douglas xứ Kilmount, Middlebie và Dornock (1682) (tất cả đều thuộc Đẳng cấp quý tộc Scotland).

Trụ sở của gia đình Công tước là tại Lâu đài Drumlanrig, được xây dựng bởi Công tước thứ nhất xứ Queensberry.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Debrett, John (1820). The Peerage of the United Kingdom of Great Britain & Ireland (bằng tiếng Anh). F.C. and J. Rivington. tr. 635–639. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.