Cầu Xích ở Budapest

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu xích Széchenyi

Széchenyi lánchíd
Vị tríBudapest, Hungary
Bắc quaDanube
Tọa độ47°29′56″B 19°02′37″Đ / 47,4989°B 19,0436°Đ / 47.4989; 19.0436
Thông số kỹ thuật
Tổng chiều dài380 m
Rộng14,5 m
Lịch sử
Kiến trúc sưWilliam Tierney Clark
Khởi công1839
Xây dựng lại1949
Vị trí
Map

Cầu xích Széchenyi, hay Cầu Xích (tiếng Hungary: Széchenyi lánchíd hoặc lánchid, tiếng Anh: Széchenyi Chain Bridge) là một trong những cây cầu tuyệt đẹp và nổi tiếng ở Budapest, Hungary. Cây cầu này bắc qua sông Danube để nối liền giữa hai khu vực Buda và Pest. Cầu xích Széchenyi có tổng chiều dài là 380 mét và tổng chiều rộng đạt 14,5 mét.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu xích Széchenyi bắt đầu được xây dựng vào năm 1839, và được đưa vào sử dụng từ ngày 20 tháng 11 năm 1849. Tác giả thiết kế công trình này là kỹ sư người Anh William Tierney Clark. Cây cầu được đặt theo tên của chính trị gia người Hungary István Széchenyi. Ông cũng chính là người đưa ra sáng kiến xây dựng công trình kiến ​​trúc này. Một trong những nhà tài trợ cho việc xây dựng cầu là doanh nhân người Áo gốc Hy Lạp, kiêm chủ ngân hàngnhà từ thiện Georgios Sinas.[2][3]

Cầu xích Széchenyi bị cho nổ tung trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nên sau đó được xây dựng lại vào năm 1949. Cầu đi vào hoạt động trở lại vào ngày 20 tháng 11 năm 1949, đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành cầu.[2][3]

Nét độc đáo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cầu xích Széchenyi từng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim bom tấn, chẳng hạn: I Spy, Au Pair, Walking with the Enemy and Spy, và nhiều bộ phim khác.
  • Những con sư tử canh hai đầu cầu là tác phẩm của nhà điêu khắc János Marschalkó. Truyền thuyết kể rằng các chú sư tử được tạc ra mà không có lưỡi. Đây là điều không đúng sự thật. Các chú sư tử có lưỡi, nhưng người qua đường không thể trông thấy vì ở góc độ thấp (tác phẩm sư tử đặt ở độ cao ba mét).

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ A Széchenyi lánchíd
  2. ^ a b Gáll Imre (vasdiplomás mérnök): A budapesti Duna-hidak. Bőv., átdolg. kiad. Budapest: Hídépítő, 2005. 207 o. ISBN 963-218-690-7.
  3. ^ a b “History of Chain Bridge, Budapest”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Gáll Imre: A budapesti Duna-hidak. Budapest: Műszaki Könyvkiadó, 1984. 146 o.
  • A Széchenyi Lánchíd és Clark Ádám. Készült Hajós Géza koncepciója alapján a BTM Kiscelli Múzeum közreműködésével. Budapest: Városháza, 1999. 198 o.
  • Deák Antal András - Amelie Lanier: Széchenyi István és Sina György közös vállalkozásai. Budapest: L'Harmattan. 2005