Dị ứng gạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dị ứng gạo là một loại dị ứng thực phẩm. Người dị ứng với gạo phản ứng với một số protein gạo sau khi ăn cơm hoặc hít hơi từ cơm. Mặc dù một số phản ứng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chẩn đoán dị ứng gạo bằng nhiều phương pháp và giúp người dị ứng tránh các phản ứng bất lợi.

Triệu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Một số protein gạo được coi là nguyên nhân gây dị ứng ở người.[1][2] Người bị dị ứng với gạo có thể bị hắt hơi, chảy nước mũi (sổ mũi), ngứa, hen suyễn, đau bụng hoặc chàm sau khi ăn cơm.[2][3][4][5] Bên cạnh việc ăn cơm, những người bị dị ứng gạo có thể có phản ứng thở hơi nước từ gạo nấu chín. Những người bị dị ứng có thể bị phát ban và sưng phồng da. Hơn nữa, họ có thể ngừng thở và chết do ngừng tim.[6][7][8]

Chẩn đoán[sửa | sửa mã nguồn]

Những người nghi ngờ bị dị ứng gạo có thể tự mình thử chế độ ăn kiêng gạo. Đầu tiên, họ phải tránh ăn cơm trong vài tuần. Nếu họ không có triệu chứng trong thời gian kiêng nhưng có những triệu chứng khi tiếp xúc với gạo, họ có nhiều khả năng bị dị ứng với gạo.[9]

Cụ thể IgE gạo, một loại kháng thể trong máu người, sẽ tăng lên đáng kể khi mọi người bị dị ứng với gạo. Xét nghiệm máu cho thấy mức độ kháng thể.[10]

Xét nghiệm dị ứng da, chẩn đoán hiệu quả nhất, cho thấy các phản ứng trong một thời gian ngắn. Sau khi bị tiêm vào trong da với một số hỗn hợp gạo, người dị ứng sẽ bị ngứa và sưng trong khoảng 30 phút.[11]

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

Một số triệu chứng có thể suy yếu nếu người bị dị ứng. Sau khi điều trị bằng một số phương pháp trong một thời gian dài, một số người dị ứng sẽ không có phản ứng sau đó nữa.[12]

Một số phản ứng đã được giảm bớt bằng cách thay thế gạo nguyên thủy bằng gạo biến đổi gen. Đây được coi là một lựa chọn mới cho người bị dị ứng gạo.[2][13]

Phản ứng có thể giảm bớt bằng cách tránh xa việc tiếp xúc với gạo dài hạn.[3]

Dịch tễ[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như dị ứng thực phẩm khác, dị ứng gạo tương đối không phổ biến.[4] Nó đã được báo cáo trên toàn thế giới nhưng chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.[13][14] Vì gạo là thực phẩm chính ở châu Á, những người đến từ châu Á có nguy cơ dị ứng cao hơn so với những người từ nơi khác đến.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b You Hoon Jeon, Se Jo Oh, Hyeon Jong Yang, Soo Young Lee & Bok Yang Pyun, 2011. Identification of major rice allergen and their clinical significance in children. Korean J. Pediatric 54(10): 414-421, doi:10.3345/kjp.2011.54.10.414, PMID 22232624, PMCID: PMC3250595.
  2. ^ a b c Yuko Ogo, Yuhya Wakasa, Kana Hirano, Atsuo Urisu, Tsukasa Matsuda & Fumio Takaiwa, 2014. Generation of transgenic rice with reduced content of major and novel high molecular weight allergens. Rice 7(1): 19, PMID 26055998, PMCID: PMC4884044, doi:10.1186/s12284-014-0019-0.
  3. ^ a b B. Wüthrich, T. Scheitlin & B. Ballmer-Weber, 2002. Isolated allergy to rice. Allergy 57(3): 263-264, doi:10.1034/j.1398-9995.2002.1n3587.x.
  4. ^ a b Mitsuhiko Nambu, Noriaki Shintaku & Shigeru Ohta, 2006. Rice Allergy. Pediatrics 117(6): 2331-2332, doi:10.1542/peds.2006-0427.
  5. ^ Alessandro Fiocchi & Vincenzo Fierro, 2017. Food Allergy. World Allergy Organization. Tra cứu ngày 11-9-2021.
  6. ^ Raj Kumar, Prakriti Srivastava, Dolly Kumari, Hena Fakhr, S. Sridhara, Naveen Arora, S. N. Gaur & B. P. Singh, 2007. Rice (Oryza sativa) allergy in rhinitis and asthma patients: A clinico-immunological study. Immunobiology 212(2): 141-147, doi:10.1016/j.imbio.2006.11.006.
  7. ^ F. Orhan & B. E.Sekerel, 2003. A case of isolated rice allergy. Allergy 58(5): 456-457, doi:10.1034/j.1398-9995.2003.00132.x.
  8. ^ Alessandro Fiocchi, Gabriel Robert Bouygue, Patrizia Restani, Antonella Gaiaschi, Luigi Terracciano, Alberto Martelli, 2003. Anaphylaxis to rice by inhalation. Journal of Allergy and Clinical Immunology 111(1): 193-195, doi:10.1067/mai.2003.12.
  9. ^ Food Allergy Research & Education, 2016. Food Elimination Diet.
  10. ^ Food Allergy Research & Education, 2016. Blood Tests.
  11. ^ Food Allergy Research & Education, 2016. Skin Prick Tests.
  12. ^ American Academy of Allergy, Asthma & Immunology, 2016. Allergy Shots (immunotherapy).
  13. ^ a b Y. Jeon, S. Oh, H. Yang, S. Lee & B. Pyun, 2009. A Study for Allergenicity and Cross-reactivity of Rice[liên kết hỏng]. Journal of Allergy and Clinical Immunology 123(2): S190, doi:10.1016/j.jaci.2008.12.722.
  14. ^ Caroline Hadley, 2006. Food allergies on the rise? Determining the prevalence of food allergies, and how quickly it is increasing, is the first step in tackling the problem. EMBO Report 7(11): 1080-1083, doi:10.1038/sj.embor.7400846.