Duguay-Trouin (lớp tàu tuần dương)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu tuần dương hạng nhẹ Lamotte-Piquet
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Duguay-Trouin
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác
Lớp trước Không
Lớp sau Jeanne d’Arc
Thời gian đóng tàu 1922-1927
Thời gian hoạt động 1926-1952
Hoàn thành 3
Bị mất 2
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 7.365 tấn Anh (7.483 t) (tiêu chuẩn)
  • 9.500 tấn Anh (9.700 t) (đầy tải)
Chiều dài 181,3 m (594 ft 10 in)
Sườn ngang 17,5 m (57 ft 5 in)
Mớn nước 6,14 m (20 ft 2 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước Parsons giảm tốc một tầng
  • 8 × nồi hơi Guyot
  • 4 × trục
  • công suất 102.000 shp (76 MW)
Tốc độ 33 hải lý trên giờ (61 km/h; 38 mph)
Tầm xa 3.000 nmi (5.560 km; 3.450 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 27 sĩ quan,
  • 551 thủy thủ
Vũ khí
  • 8 × pháo 155 mm (6,1 in) (4×2);
  • 4 × pháo phòng không 75 mm (4×1);
  • 12 × ống phóng ngư lôi 550 mm (4×3)
Bọc giáp
  • sàn tàu: 20 mm (0,79 in);
  • hầm đạn: 30 mm (1,2 in);
  • tháp pháo và tháp chỉ huy: 30 mm (1,2 in)
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng

Lớp tàu tuần dương Duguay-Trouin bao gồm ba chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ được chế tạo cho Hải quân Pháp vào đầu những năm 1920 và đã tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Số phận của những con tàu này sau khi Pháp đầu hàng phản ảnh sự phân hóa tư trong tưởng lực lượng vũ trang Pháp vào lúc đó: một chiếc bị chiếm giữ rồi sau đó gia nhập lực lượng Pháp Tự do, một chiếc khác hai lần kháng cự lại lực lượng Đồng Minh và bị phá hủy, trong khi chiếc thứ ba bị giải giới tại một cảng thuộc địa Pháp và cuối cùng bị đánh chìm.

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế của lớp Duguay-Trouin là kết quả của một quá trình bị kéo dài vốn đã bắt đầu vào giữa năm 1919, với tư tưởng xem Ý là đối thủ tiềm năng. Một thiết kế chi tiết (Dự án 171) đã được hoàn tất vào cuối năm 1919, nhưng với thái độ dè dặt đáng kể của Hải quân, Tổng Tham mưu trưởng đã rút lại nó vào tháng 2 năm 1920. Đang khi việc thảo luận vẫn tiếp tục, họ có cơ hội so sánh với những tàu tuần dương của các cường quốc hải quân khác vừa mới đưa vào hoạt động. Những thiết kế của nước ngoài thực sự vượt trội hơn, đặc biệt là về vũ khí.

Vào cuối năm 1920, sau khi xem xét bản sao kế hoạch lớp tàu tuần dương Omaha của Hải quân Hoa Kỳ, bốn thiết kế đ̃a được vạch ra; tất cả đều dựa trên thiết kế lườn tàu của Omaha, với tám khẩu pháo 155 mm mới được thiết kế và bốn khẩu pháo phòng không 75 mm cùng 12 ống phóng ngư lôi. Khác biệt giữa các thiết kế là ở cách bố trí hệ thống động lực và sơ đồ bảo vệ.

Thiết kế C được chọn để được vẽ kiểu chi tiết. Lớp tàu mới sẽ đạt được tốc độ 34 hải lý trên giờ (63 km/h), sử dụng nồi hơi đốt dầu và turbine giảm tốc một tầng, và có một sự bảo vệ tối thiểu với những tấm chắn mảnh đạn cho các khẩu đội pháo. Vũ khí chính là kiểu pháo mới M1920 nạp bằng khóa nòng với cỡ nòng 155 mm, dựa trên một kiểu vũ khí của bộ binh với tầm bắn 26,1 km; trong hoạt động, kiểu vũ khí này tỏ ra chậm chạp. Pháo phòng không 75 mm thuộc kiểu M1922. Việc đặt hàng được tiến hành vào năm 1922 dựa trên căn bản này, bất chấp những nỗ lực kiên quyết nhằm "cải thiện" thêm thiết kế.

Như được dự tính, những chiếc trong lớp Duguay-Trouin tỏ ra nhanh và kinh tế, cho dù có tầm hoạt động hạn chế. Không có chiếc nào với vỏ giáp nhẹ như thế được thử nghiệm trong chiến đấu vớ một đối thủ cân xứng: Primauguet bị mất tại Casablanca trước một đối phương có số lượng áp đảo tuyệt đối.

Cải biến[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất, một máy phóng được trang bị trên sàn sau các con tàu, thoạt tiên với hai thủy phi cơ Gourdou-Leseurre GL-812, sau này là kiểu GL-832. Duguay-TrouinPrimauguet sau đó được trang bị một chiếc Loire-Nieuport 130 vào những năm 1930.

Vào năm 1942, dàn hỏa lực phòng không của Primauguet được tăng cường. Sau khi quay trở lại hàng ngũ Đồng Minh, Duguay-Trouin được tháo dỡ các ống phóng ngư lôi và thiết bị của thủy phi cơ vào năm 1943, dàn hỏa lực phòng không được tăng cường vào năm 1942 và một lần nữa vào năm 1944, khi nó cũng được bổ sung hệ thống radar.

Những chiếc trong lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Duguay-Trouin 4 tháng 8 năm 1922 14 tháng 8 năm 1923 2 tháng 11 năm 1926 Ngừng hoạt động 19 tháng 3 năm 1952
Lamotte-Piquet 17 tháng 1 năm 1923 21 tháng 3 năm 1924 5 tháng 3 năm 1927 Bị giải giới tháng 12 năm 1941; bị đánh đắm trong cảng Sài Gòn, tháng 1 năm 1945
Primauguet 16 tháng 8 năm 1923 21 tháng 5 năm 1924 1 tháng 4 năm 1927 Bị đánh đắm trong cảng Casablanca, 8 tháng 11 năm 1942

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Whitley, M J (1995). Cruisers of World War II - An International Encyclopedia. London: Arms and Armour Press. tr. 27–29. ISBN 1-85409-225-1.