Dymy nad Birkenau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dymy nad Birkenau
Thông tin sách
Tác giảSeweryna Szmaglewska
Quốc gia Ba Lan
Ngôn ngữTiếng Ba Lan
Chủ đềTự truyện, Holocaust
Thể loạiTiểu thuyết tự truyện
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Czytelnik
Ngày phát hànhTháng 12 năm 1945
Kiểu sáchIn
Số trang302 trang (ấn bản 1)
Số OCLC474661282

Dymy nad Birkenau (tạm dịch: Khói trên Birkenau) là một cuốn sách tự truyện của nhà văn Ba Lan Seweryna Szmaglewska, dựa trên trải nghiệm của bà khi là một tù nhân của trại tập trung Auschwitz-Birkenau trong Thế chiến II. Cuốn sách xuất bản vào tháng 12 năm năm 1945. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên về chủ đề này, ảnh hưởng lớn trong việc truyền bá kiến ​​thức cho công chúng về chủ đề này. Do giá trị văn học và thực tế của tác phẩm, đây được coi là một thành tựu nổi bật của văn học trại (pl).

Bản dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Dymy nad Birkenau có nhiều ấn bản bằng tiếng Ba Lan. [1][2](tr203) Cuốn sách đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 1945.[3] Nó cũng được dịch sang một số ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Séc (1947[4]), tiếng Ukraina (1990[5]), tiếng Tây Ban Nha (2006[6]) và tiếng Đức (2020[7]). Tính đến năm 2009, cuốn sách đã có ít nhất 18 lần xuất bản bằng tiếng Ba Lan và được dịch ra ít nhất 10 ngôn ngữ.[8]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Seweryna Szmaglewska là một tù nhân của trại tập trung Auschwitz-Birkenau trong Thế chiến II vào những năm 1942–1945. Bà bắt đầu viết cuốn sách ngay sau khi được trả tự do, cho biết lý do viết nên cuốn sách này là nghĩa vụ đối với các bạn tù, nhiều người trong số họ đã chết trong trại. Szmaglewska cũng cho rằng cần phải giáo dục thế giới về tội ác của Đức Quốc xã, điều mà bà cảm thấy người Đức sẽ cố gắng che giấu, do kinh nghiệm về sự tuyên truyền mạnh mẽ của Đức Quốc xã trước và trong chiến tranh. Dymy nad Birkenau được hoàn thành vào mùa hè năm 1945 và được Nhà xuất bản Czytelnik xuất bản tháng 12 năm đó tại Ba Lan. Tại Hoa Kỳ, Henry Holt and Company đã xuất bản cuốn sách.[3][8]

Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là cuốn sách đầu tiên của Szaglewska, và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của bà trên bình diện quốc tế. [2](tr203)[8] Nó là một trong những tài liệu văn học đầu tiên[note 1] về trại tập trung Auschwitz-Birkenau, được coi là một đóng góp bước đầu quan trọng cho văn học và lịch sử liên quan. [2](tr204)[8][9] Nó "nhanh chóng trở thành một trong những tài liệu về cuộc sống và cái chết ở Auschwitz được đọc nhiều nhất"[10](tr167)  và được biện luận là tác phẩm văn học có ảnh hưởng nhất về trại, định hình đáng kể nhận thức của công chúng về chủ đề này.[8] Đây cũng là một bằng chứng quan trọng để xét xử tội phạm Quốc xã tại Tòa án Nürnberg.[9][11](tr196) Đến năm 1947, đã có hơn 30 bài phê bình và phân tích về cuốn sách trên báo chí Ba Lan và quốc tế cũng như các tác phẩm học thuật.[8] Các nhà phê bình và sử gia như August Grodzicki (pl), Piotr KuncewiczAlvin Hirsch Rosenfeld đã khen ngợi tác phẩm này.[8] Arkadiusz Morawiec gọi cuốn sách là "một trong những thành tựu quan trọng nhất (với tư cách là một tác phẩm thu thập thông tin, trí tuệ và nghệ thuật) trong lĩnh vực văn học trại (pl) tập trung của Đức Quốc xã".[8] Sławomir Buryła (pl) gọi Dymy nad Birkenau là cuốn "kinh điển" của thể loại này.[12]

Do các giá trị văn học và thực tế của quyển sách, đây được coi là một thành tựu nổi bật của văn học trại (pl).[2](tr203–204)[8] Nó được mô tả là "một trong những hồi ký gợi nhiều cảm xúc nhất về công việc cực kỳ mệt nhọc, gian khổ do các nữ tù nhân thực hiện... cũng như cuộc sống khác nhau của những người Do Thái và không phải Do Thái trong trại".[2](tr203–204) Nó đã được so sánh với Auschwitz et aprèsLa mémoire et les jours của Charlotte Delbo.[2](tr203)

Dymy nad Birkenau đã trở thành sách bắt buộc phải đọc (pl) ở các trường học Ba Lan (trong những năm 1946-1949 và một lần nữa kể từ năm 1994).[8][13]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mặc dù một số nguồn mô tả đây là "tác phẩm văn học đầu tiên về Auschwitz", nhưng điều này không chính xác - một số tác phẩm văn học khác đã được xuất bản trước Dymy..., bằng cả tiếng Ba Lan lẫn các ngôn ngữ khác.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Formats and Editions”. www.worldcat.org. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f Sundquist, Eric J. (25 tháng 6 năm 2018). Writing in Witness: A Holocaust Reader (bằng tiếng Anh). SUNY Press. ISBN 978-1-4384-7031-3.
  3. ^ a b “Smoke over Birkenau | WorldCat.org”. www.worldcat.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ “Dýmy nad Birkenau | WorldCat.org”. www.worldcat.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ “Bila troi︠a︡nda : Dymy nad Birkenau : povisti | WorldCat.org”. www.worldcat.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ “Una mujer en Birkenau | WorldCat.org”. www.worldcat.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ “Die Frauen von Birkenau | WorldCat.org”. www.worldcat.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ a b c d e f g h i j k Morawiec, Arkadiusz (2009). “Realizm w służbie (nieosiągalnego) obiektywizmu. "Dymy nad Birkenau" Seweryny Szmaglewskiej”. Pamiętnik Literacki. Czasopismo kwartalne poświęcone historii i krytyce literatury polskiej (bằng tiếng Ba Lan) (1): 121–143. ISSN 0031-0514.
  9. ^ a b Haltof, Marek (2018). “Return to Auschwitz”. Return to Auschwitz: The Making of the Holocaust Classic. Screening Auschwitz. Wanda Jakubowska's The Last Stage and the Politics of Commemoration. Northwestern University Press. tr. 47–74. doi:10.2307/j.ctv3znz28.8. ISBN 978-0-8101-3608-3. JSTOR j.ctv3znz28.8. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ Finder, Gabriel N.; Aleksiun, Natalia; Polonsky, Antony (29 tháng 11 năm 2007). Polin: Studies in Polish Jewry Volume 20: Making Holocaust Memory (bằng tiếng Anh). Liverpool University Press. ISBN 978-1-80034-534-8.
  11. ^ Meyer, Alwin (11 tháng 1 năm 2022). Never Forget Your Name: The Children of Auschwitz (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 978-1-5095-4552-0.
  12. ^ Buryła, Sławomir (2009). “Monografia po latach”. Teksty Drugie (bằng tiếng Ba Lan) (5): 100–105. ISSN 0867-0633.
  13. ^ Bryl, Andrzej (2021). Zbrodnie przeciwko ludzkości w doktrynie i orzecznictwie międzynarodowych trybunałów karnych (bằng tiếng Ba Lan). Wydawnictwo Naukowe Scholar. tr. 144. ISBN 978-83-66849-05-1.