Khu vực kinh tế châu Âu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ EEA)
Khu vực kinh tế châu Âu gồm có;

 Áo
 Bỉ
 Bulgaria
 Síp
 Cộng hòa Séc
 Đan Mạch
 Estonia
 Phần Lan
 Pháp
 Đức
 Hy Lạp
 Hungary
 Iceland
 Ireland
 Ý
 Liechtenstein
 Latvia
 Litva
 Luxembourg
 Malta
 Hà Lan
 Na Uy
 Ba Lan
 Bồ Đào Nha
 România
 Slovakia
 Slovenia
Tây Ban Nha
 Thụy Điển
 Anh

Khu vực kinh tế châu Âu (tiếng Anh: European Economic Area, viết tắt là EEA) được thành lập ngày 1.1.1994 tiếp theo một thỏa ước[1] giữa các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association, EFTA), Cộng đồng châu Âu (EC), và mọi nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nó cho phép các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gia nhập Liên minh châu Âu.

Hội viên[sửa | sửa mã nguồn]

Các bên ký kết Thỏa ước Khu vực kinh tế châu Âu là 3 trong số 4 nước thuộc Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu —Iceland, LiechtensteinNa Uy (ngoại trừ quần đảo Svalbard)—và 27 nước hội viên Liên minh châu Âu cùng Cộng đồng châu Âu.[2]

Thụy Sĩ không thuộc Khu vực kinh tế châu Âu. Một cuộc trưng cầu ý dân (được Hiến pháp Thụy Sĩ cho phép) đã được tổ chức và đã bác bỏ đề nghị tham gia tổ chức này.[3] Thụy Sĩ liên kết với Liên minh châu Âu bởi thỏa hiệp song phương Thụy Sĩ - Liên minh châu Âu, với nội dung khác biệt với thỏa hiệp của Khu vực kinh tế châu Âu.

Áo, Phần LanThụy Điển gia nhập Khu vực kinh tế châu Âu năm 1994, nhưng Thỏa hiệp Khu vực kinh tế châu Âu được thay thế bằng chức hội viên Liên minh châu Âu năm 1995

Thỏa ước[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài Thỏa ước năm 1992, 1 thỏa ước sửa đổi đã được ký, cũng như 3 thỏa ước để cho phép tiếp nhận thêm những thành viên mới của Liên minh Châu Âu

Thỏa ước Có hiệu lực những nước ký kết ban đầu chú thích
Thỏa thuận EEA 2 tháng 5 năm 1992 1 tháng 1 năm 1994 19 quốc gia + EECECSC Có hiệu lực như được chỉnh sử bởi Nghị định 1993
Nghị định sử đổi 17 tháng 3 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 18 quốc gia + EECECSC Cho phép có hiệu lực mà không có Thụy Sỹ
10 nước mới tham gia 14 tháng 10 năm 2003 6 tháng 12 năm 2005 28 quốc gia + EC sau Sự mở rộng của Liên minh Châu Âu năm 2004
2 nước mới tham gia 25 tháng 7 năm 2007 9 tháng 11 năm 2011 30 quốc gia + EC sau Sự mở rộng của Liên minh Châu Âu năm 2007
1 nước mới tham gia 11 tháng 4 năm 2014 chưa có hiệu lực 31 quốc gia + EU sau Sự mở rộng của Liên minh Châu Âu năm 2013

Sự thông qua của Thỏa thuận EEA[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Ngày ký
[Note 1][4][5]
Ngày thông qua
[Note 1][4]
Có hiệu lực[4] Chú thích
 Áo 2 tháng 5 năm 1992 15 tháng 10 năm 1992 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU (from ngày 1 tháng 1 năm 1995)
được chấp nhận vào EEA dưới tư cách thành viên EFTA[5]
 Bỉ 2 tháng 5 năm 1992 9 tháng 11 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Bulgaria[6] 25 tháng 7 năm 2007 29 tháng 2 năm 2008 9 tháng 11 năm 2011 Thành viên EU
 Croatia[7] 11 tháng 4 năm 2014 24 tháng 3 năm 2015[8] Không Thành viên EU (từ 1 tháng 7 năm 2013)
Provisional application from ngày 12 tháng 4 năm 2014[7]
 Síp[9] ngày 14 tháng 10 năm 2003 ngày 30 tháng 4 năm 2004 ngày 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
(The agreement is not applied to Northern Cyprus[Note 2])
 Cộng hòa Séc[9] 14 tháng 10 năm 2003 10 tháng 6 năm 2004 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Đan Mạch 2 tháng 5 năm 1992 30 tháng 12 năm 1992 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 European Union ngày 2 tháng 5 năm 1992 13 tháng 12 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 originally as European Economic Community
and European Coal and Steel Community
 Estonia[9] 14 tháng 10 năm 2003 13 tháng 5 năm 2004 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Phần Lan 2 tháng 5 năm 1992 17 tháng 12 năm 1992 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU (từ 1 tháng 1 năm 1995)
được chấp nhận vào EEA dưới tư cách thành viên EFTA[5]
 Pháp 2 tháng 5 năm 1992 10 tháng 12 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Đức 2 tháng 5 năm 1992 23 tháng 6 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Hy Lạp 2 tháng 5 năm 1992 10 tháng 9 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Hungary[9] 14 tháng 10 năm 2003 26 tháng 4 năm 2004 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Iceland 2 tháng 5 năm 1992 4 tháng 2 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EFTA
 Ireland 2 tháng 5 năm 1992 29 tháng 7 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Ý 2 tháng 5 năm 1992 15 tháng 11 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Latvia[9] 14 tháng 10 năm 2003 4 tháng 5 năm 2004 ngày 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Liechtenstein 2 tháng 5 năm 1992 25 tháng 4 năm 1995 1 tháng 5 năm 1995 Thành viên EFTA
 Litva[9] 14 tháng 10 năm 2003 27 tháng 4 năm 2004 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Luxembourg 2 tháng 5 năm 1992 21 tháng 10 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Malta[9] 14 tháng 10 năm 2003 5 tháng 3 năm 2004 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Hà Lan 2 tháng 5 năm 1992 31 tháng 12 năm 1992 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Na Uy 2 tháng 5 năm 1992 19 tháng 11 năm 1992 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EFTA
 Ba Lan[9] 14 tháng 10 năm 2003 8 tháng 10 năm 2004 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Bồ Đào Nha 2 tháng 5 năm 1992 9 tháng 3 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 România[6] 25 tháng 7 năm 2007 23 tháng 5 năm 2008 9 tháng 12 năm 2011 Thành viên EU
 Slovakia[9] 14 tháng 10 năm 2003 19 tháng 3 năm 2004 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
 Slovenia[9] 14 tháng 10 năm 2003 30 tháng 6 năm 2005 6 tháng 12 năm 2005 Thành viên EU
Tây Ban Nha 2 tháng 5 năm 1992 3 tháng 12 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU
 Thụy Điển 2 tháng 5 năm 1992 18 tháng 12 năm 1992 1 tháng 1 năm 1994 Thành viên EU (từ 1 tháng 1 năm 1995)
được chấp nhận vào EEA dưới tư cách thành viên EFTA[5]
 Thụy Sĩ[5] 2 tháng 5 năm 1992 Không Không Thành viên EFTA
EEA ratification rejected in a 1992 referendum
Removed as contracting party in 1993 protocol
 Anh 2 tháng 5 năm 1992 15 tháng 11 năm 1993 1 tháng 1 năm 1994 EU member, includes Gibraltar
Voted in a 2016 referendum to leave the EU (planned to be effective by ngày 29 tháng 3 năm 2019)
The future status of UK inclusion in the EEA remains unresolved.

Các quyền tự do và bổn phận[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực kinh tế châu Âu dựa trên cùng "4 quyền tự do" như Liên minh châu Âu: di chuyển tự do hàng hóa, người, dịch vụ và vốn trong phạm vi các nước thuộc Khu vực kinh tế châu Âu. Như vậy các nước thuộc Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu nay là thành phần của Khu vực kinh tế châu Âu, được hưởng sự tự do mậu dịch với Liên minh châu Âu.

Là bên đối tác, các nước này phải chấp nhận thực hiện phần của Luật Liên minh châu Âu. Các nước này có ít ảnh hưởng trên các quá trình đưa ra quyết định ở Bruxelles.

Các nước hội viên Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu là thành phần của Khu vực kinh tế châu Âu không phải mang gánh nặng tài chính liên quan tới chức hội viên Liên minh châu Âu, dù rằng các nước này có đóng góp tài chính vào thị trường chung châu Âu. Sau khi Liên minh châu Âu/Khu vực kinh tế châu Âu mở rộng năm 2004, có sự tăng trưởng gấp 10 lần trong đóng góp tài chính của các nước Khu vực kinh tế châu Âu, đặc biệt là Na Uy, vào mức độ cố kết kinh tế và xã hội trong thị trường nội bộ (1.167 triệu euro trong 5 năm).

Các nước trong Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu không được nhận bất cứ tiền tài trợ nào của Liên minh châu Âu và của các quỹ phát triển.

Pháp luật[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước hội viên của Khu vực kinh tế châu Âu không phải là hội viên của Liên minh châu Âu (Iceland, Liechtenstein và Na Uy) đồng ý thi hành pháp luật tương tự như của Liên minh châu Âu trong các lãnh vực chính sách xã hội, bảo vệ người tiêu dùng, môi trường thiên nhiên, luật công tythống kê. Một số lãnh vực trên vốn đã được thi hành trong Cộng đồng châu Âu ("trụ cột" thứ nhất của Liên minh châu Âu).

Các nước nói trên không có đại diện trong các cơ quan của Liên minh châu Âu, chẳng hạn như Quốc hội châu Âu hoặc Ủy ban châu Âu. Tháng 2 năm 2001, thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg mô tả tình trạng này là một "fax democracy" (dân chủ sao chép), với việc Na Uy chờ đợi luật pháp mới nhất được Ủy ban châu Âu đánh fax tới.[14]

Các cơ quan[sửa | sửa mã nguồn]

Một Ủy ban liên hợp gồm các nước trong Khu vực kinh tế châu Âu, các nước thuộc Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu với Ủy ban châu Âu (đại diện Liên minh châu Âu) có nhiệm vụ mở rộng các luật liên quan của Liên minh châu Âu tới các nước hội viên không thuộc Liên minh châu Âu. Một hội đồng Khu vực kinh tế châu Âu sẽ họp mỗi năm 2 lần để điều khiển toàn bộ quan hệ giữa các nước hội viên của Khu vực kinh tế châu Âu.

Thay cho các cơ quan toàn Khu vực kinh tế châu Âu (pan-EEA), các hoạt động của Khu vực kinh tế này được điều chỉnh bởi Cơ quan giám sát của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA Surveillance Authority) và Tòa án của Hiệp hội này (EFTA Court), song song với công việc của Ủy ban châu Âu và Tòa án Cộng đồng châu Âu (European Court of Justice).

Khu vực kinh tế châu Âu và Tài trợ của Na Uy[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực kinh tế châu Âu và Tài trợ của Na Uy là các đóng góp tài chính của Iceland, Liechtenstein và Na Uy nhằm làm giảm các chênh lệch kinh tế và xã hội ở châu Âu. Trong thời gian 2004- 2009, một dự án tài trợ 1,3 tỷ euro đã được cấp cho 15 nước thụ hưởng ở Trung và Nam Âu.

Khu vực kinh tế châu Âu và Tài trợ của Na Uy được thiết lập cùng với việc mở rộng Khu vực kinh tế châu Âu năm 2004, đưa các nước trong Liên minh châu Âu, Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một Thị trường nội bộ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ EEA AgreementPDF (198 KB)
  2. ^ previously, the European Economic CommunityEuropean Coal and Steel Community. The latter was absorbed into the former in 2002 and the former became the European Community pillar of the EU in 1993.
  3. ^ “Swiss reject EEA”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  4. ^ a b c “Agreement details”. Council of the European Union. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ a b c d e “Agreement on the European Economic Area”. European Union. ngày 8 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ a b “Agreement details”. Council of the European Union. ngày 25 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên croatiarat
  8. ^ “Hrvatski sabor”. Sabor.hr. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ a b c d e f g h i j “Agreement details”. Council of the European Union. ngày 14 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.
  10. ^ “Protocol No 10 on Cyprus”. Official Journal of the European Union. ngày 23 tháng 9 năm 2003. tr. 955. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  11. ^ “Turkish Cypriot Community”. European Commission. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  12. ^ “AGREEMENT ON THE EUROPEAN ECONOMIC AREA” (PDF). European Free Trade Association. tr. 40. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  13. ^ “AGREEMENT on the participation of the Czech Republic, the Republic of Estonia, the Republic of Cyprus, the Republic of Latvia, the Republic of Lithuania, the Republic of Hungary, the Republic of Malta, the Republic of Poland, the Republic of Slovenia and the Slovak Republic in the European Economic Area”. European Union. ngày 29 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  14. ^ In Norway, EU pros and cons (the cons still win) iht.com

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Of the original agreement, or a subsequent agreement on participation of that particular state in the EEA.
  2. ^ Protocol 10 of the treaty of accession of the European Union to Cyprus suspended the application of the EU acquis to Northern Cyprus.[10][11] The EEA agreement states that it only applies to the territories of EU member states to which the EU treaties apply.[12] A joint declaration to the Final Act of treaty on accession of Cyprus to the EEA confirmed that this included the Protocol on Cyprus.[13]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]