Bước tới nội dung

Ernst August xứ Braunschweig

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ernst August của Hannover
Công tước xứ Braunschweig
Tại vị1 tháng 11 năm 1913 – 8 November 1918
Tiền nhiệmWilhelm
Kế nhiệmChế độ quân chủ bị bãi bỏ
Người đứng đầu Nhà Hannover
Pretence14 tháng 11 năm 1923 – 30 January 1953
Tiền nhiệmErnst August, Thái tử của Hannover
Kế nhiệmHoàng tử Ernest Augustus
Thông tin chung
Sinh(1887-11-17)17 tháng 11 năm 1887
Penzing, Vienna, Áo-Hung
Mất30 tháng 1 năm 1953(1953-01-30) (65 tuổi)
Lâu đài Marienburg, Hannover, Niedersachsen, Tây Đức
An táng1 tháng 2 năm 1953
Berggarten Mausoleum, Hannover, Niedersachsen, Tây Đức
Phối ngẫuViktoria Luise của Phổ
Hậu duệErnst August, Thế tử của Braunshweig
Hoàng tử Georg Wilhelm
Friederike Luise, Vương hậu Hy Lạp
Hoàng tử Christian Oskar
Thái tử Welf Heinrich
Tên đầy đủ
Ernest Augustus Christian George
tiếng Đức: Ernst August Christian Georg
Vương tộcNhà Hannover
Thân phụErnst August, Thái tử của Hannover
Thân mẫuThyra của Đan Mạch

Ernst August của Hannover, Công tước xứ Braunschweig (Ernest Augustus Christian George; tiếng Đức: Ernst August Christian Georg; 17 tháng 11 năm 1887 - 30 tháng 01 năm 1953) là Công tước cuối cùng của xứ Braunschweig, ông tại vị từ ngày 02 tháng 11 năm 1913 đến ngày 08 tháng 11 năm 1918. Ông là cháu nội của Georg V vị vua thứ 2 của Vương quốc Hannover, người đã bị Vương quốc Phổ phế truất ngai vàng và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ vào 1866, và Christian IX của Đan Mạch là ông ngoại của ông.

Cha của ông là Thái tử Ernst August, người sẽ thừa kế ngai vàng của Vương quốc Hannover nếu lãnh thổ này không bị Vương quốc Phổ xâm chiếm và sáp nhập. Trên thực tế Phổ cũng đã sáp nhập Công quốc Braunschweig, đến năm 1913 mới trả lại cho Nhà Hannover và quyền cai trị được trao lại cho ông, vì thế ông là công tước đầu tiên cũng là cuối cùng sau khi công quốc này được tái lập.

Tranh do Gustav Rienäcker vẽ năm 1916

Cuộc sống đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết hôn và lên ngôi Công quốc Braunschweig

[sửa | sửa mã nguồn]

Thoái vị và cuộc sống sau này

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Công tước và Công tước phu nhân của Braunschweig có 5 người con:[1]

  • Ernst August, Thế tử của Braunschweig (18 tháng 3 năm 1914 – 9 tháng 12 năm 1987); kết hôn lần một vào năm 1951 với Công chúa Ortrud của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg (19 tháng 12 năm 1925 – 6 tháng 2 năm 1980), và có con; kết hôn lần 2 vào năm 1981 với Nữ bá tước Monika zu Solms-Laubach (8 tháng 8 năm 1929 – 4 tháng 5 năm 2015).
  • Hoàng tử Georg Wilhelm (25 tháng 3 năm 1915 – 8 tháng 1 năm 2006); kết hôn năm 1946 với Công chúa Sophie của Hy Lạp và Đan Mạch (26 tháng 6 năm 1914 – 24 tháng 11 năm 2001), và có con.
  • Vương nữ Friederike (18 tháng 4 năm 1917 – 6 tháng 2 năm 1981); kết hôn năm 1938 với Pavlos của Hy Lạp (14 tháng 12 năm 1901 – 6 tháng 3 năm 1964), và có con.
  • Vương tử Christian Oscar Ernst August Wilhelm Viktor Georg Heinrich of Hanover (1 tahngs 9 năm 1919 – 10 tháng 12 năm 1981); kết hôn vào năm 1963 (ly hôn năm 1976) với Mireille Dutry (sinh ngày 10 tháng 1 năm 1946), và có con.
  • Vương tử Welf Heinrich Ernst August Georg Christian Berthold Friedrich Wilhelm Ludwig Ferdinand của Hanover (11 tháng 3 năm 1923 – 12 tháng 7 năm 1997); kết hôn vào năm 1960 Công chúa Alexandra của Ysenburg và Büdingen (23 tháng 10 năm 1937 – 1 tháng 6 năm 2015), và không có con.

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Royal Warrant vào ngày 17 tháng 6 năm 1914, George V trao tước hiệu cho con trai cả và các con của Vương tử Ernst August của Hanover, về sau là Công tước của Braunshweig, tước vị Vương tử (hoặc Vương nữ) của Liên hiệp Anh và Ireland với tước hiệu Highness. Các điều khoản của Royal Warrant này chấm dứt với văn kiện Hoàng gia của George V có hiệu lực từ ngày 30 tháng 11 năm 1917, và các vương tử và công chúa Hannover sinh sau ngày này sẽ không mang tước vị Vương tử hay Vương nữ của Đại Anh và Ireland với tước hiệu Highness nữa. Tuy nhiên, vào năm 1931, cựu Công tước của Braunschweig, với tư cách là người đứng đầu nhà Hanover và những hậu duệ dòng nam cấp cao của George III, ban hàng nghị định nêu rõ rằng các thành viên thuộc cựu Vương thất Hannover sẽ tiếp tục có tước hiệu Vương tử (hoặc Vương nữ) của Đại Anh và Ireland với tước hiệu Royal Highness. Nghị định này không có tác động pháp lý nào tới Vương quốc Anh, mặc dùng không có quân chủ Anh nào đã có hành động ngăn chặn điều này. Các thành viên Nhà Hanover tiếp tục phải nhận sự chấp thuận từ các vị quân chủ Anh thì mới được kết hôn, theo Đạo luật Hôn nhân Hoàng gia 1772. Vào năm 1999, trước đám cưới của Vương thân Ernst August (sinh năm 1954) và Thân vương nữ Caroline xứ Monaco, cả hai nhận được sự chấp thuận chính thức từ Elizabeth II. Đạo luật 1772 được thay thế vào ngày 26 tháng 3 năm 2015 bởi Thỏa thuận Perth.[cần dẫn nguồn]
  • Succession Laws in the House of Braunschweig, by François R. Velde
  • Emmerson, Charles (2013). 1913: The World before the Great War (ấn bản 2013). Random House. ISBN 9781448137329. - Total pages: 544

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]